Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí cao – đây là môi trường thuận lợi cho chu trình phát triển và lây truyền bệnh của các loài ký sinh trùng, trong đó phải kể đến bệnh nhiễm giun đường ruột. Để phòng ngừa nhiễm giun đường ruột và hạn chế nhiều biến chứng nguy hiểm, việc tẩy giun định kỳ là rất cần thiết.

Những biến chứng nguy hiểm do nhiễm giun gây ra

Tại Việt Nam, nhiễm giun thường do các loại giun như: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim. Khi người bệnh nhiễm một hay nhiều hơn các loại giun này, đặc biệt trong thời gian lâu dài sẽ có thể mắc nhiều biến chứng như: thiếu máu, thiếu sắt, suy dinh dưỡng, hay gặp tình trạng tắc ống mật, viêm đường mật, sỏi ống mật chủ, tổn thương đường mật trong gan…do ấu trùng giun hay giun chui vào đường mật, mà thường gặp nhất là do giun đũa. Với những người có sức đề kháng yếu, những bệnh lý này rất có thể dẫn đến tử vong.

PGS_TS Tran Thanh Duong, Vien truong VSR_KST_CT T_ phat bieu tai Le phat dong CT Tay giun cong dong 6116

PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện sốt rét – Ký Sinh trùng – Côn trùng Trung Ương phát biểu tại L phát động chương trình Tẩy giun cộng đồng 6116.

Bên cạnh, nhiễm giun còn có thể gây ra một biến chứng cho cả trẻ em và phụ nữ – đó là viêm âm đạo do nhiễm giun với chu trình gây bệnh diễn ra như sau: giun kim chui ra rìa hậu môn đẻ trứng, rồi chui lạc vào ngõ âm hộ-âm đạo và gây bệnh, có khi chui vào đường tiểu gây nhiễm trùng đường tiểu. Nếu xảy ra ở bé, bé sẽ có những triệu chứng như: thường xuyên gãi ở chỗ kín, đêm ngủ không ngon giấc và khi giặt đồ các mẹ sẽ thấy nhiều dịch vàng đục dính ở quần nhỏ của bé. Còn đối với một số phụ nữ có rối loạn kinh nguyệt như rong kinh rong huyết kéo dài, việc nhiễm giun sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở những phụ nữ này.

Gây ra nhiều hệ lụy khôn lường, nhiễm giun rõ ràng là một trong những vấn đề cần được ưu tiên trong chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên công tác phòng ngừa và tẩy giun định kỳ vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, tình trạng lây nhiễm chéo vẫn xảy ra và tỷ lệ nhiễm giun ở Việt Nam vẫn ở mức cao.

Tẩy giun định kỳ: Bảo vệ sức khỏe – Đẩy lùi bệnh tật

Điều kiện vệ sinh môi trường ở Việt Nam còn thấp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát tán mầm bệnh nhiễm giun trong môi trường, cộng với người dân chưa có thói quen tẩy giun định kỳ, hoặc là chỉ tẩy giun cho trẻ em mà chưa quan tâm đến việc tẩy giun cho người lớn, dẫn đến tỉ lệ nhiễm giun và lây nhiễm chéo trong cộng đồng còn cao.

Theo khuyến cáo của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, thời gian tẩy giun định kỳ tốt nhất và hiệu quả nhất là 6 tháng một lần. Vì sau khoảng thời gian này, cơ thể hoàn toàn có thể bị tái nhiễm giun trở lại. Riêng các khu vực vùng sâu vùng xa – nơi có tỷ lệ nhiễm giun đường ruột cao do điều kiện vệ sinh kém; để việc tẩy giun đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên tẩy giun 4 tháng một lần.

Hoc sinh tai TP.HCM tim hieu ve CT Tay giun cong dong 6116 (2)

Học sinh hào hứng tìm hiểu về chương trình Tẩy giun Cộng đồng 6116.

Đáng lưu ý ngoài việc tẩy giun định kỳ, thì việc lựa chọn thuốc tẩy giun hợp lý cũng rất quan trọng. Với cơ chế hoạt động tại chỗ trong đường ruột bằng cách gây ra rối loạn sự hấp thu glucose và chức năng tiêu hóa ở ruột giun, và làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của giun, khiến giun tự chết đi và tự phân giải theo đường phân; những loại thuốc chứa hoạt chất Mebendazol 500mg đang được nhiều bác sĩ khuyên dùng do có hiệu quả lại ít tác dụng phụ, phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Trong ba dạng thù hình của Mebendazol gồm: Polymorph A, B và C, thì Polymorph C được giới y khoa đánh giá là có hoạt tính tẩy giun cao nhất, ít độc tính nên ít các tác dung phụ khi sử dụng. Vì vậy, hoạt chất mebendazol ở dạng Polymorph C thường được chọn là hoạt chất tẩy giun.

(Chương trình do VPĐD Janssen Cilag Ltd., tài trợ)

Chiến dịch “Tẩy giun cộng đồng 6116” 2016: Hiệu quả lan truyền – Nhân rộng quy mô

Từ năm 2014, chiến dịch “Tẩy giun cộng đồng 6116” qua 2 năm thực hiện đã giúp các bậc phụ huynh, các em học sinh nhận thức và chủ động hơn trong việc tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần ở 2 cột mốc là: 6 tháng 1 và 1 tháng 6.

Trong năm 2016, chiến dịch đã đạt được hiệu quả lan truyền rất tốt. Đặc biệt, chiến dịch “Tẩy giun cộng đồng 6116” còn được nhân rộng quy mô ở 4 thành phố lớn là: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Tính đến nay, đã có hơn 42.000 trẻ em cấp tiểu học tại 4 tỉnh thành được tiếp cận thông tin về nhiễm giun và cách phòng ngừa nhiễm giun hiệu quả.