Theo bạn, thời gian ngồi thiền bao lâu thì đủ? Hãy cùng tìm ngay lời giải đáp trong bài viết sau đây bạn nhé!
Thiền là một biện pháp giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, trẻ hóa não bộ, giảm stress và cải thiện trí nhớ. Bạn có thể ngồi thiền ngay tại không gian nhà của mình mà không cần phải đi đến bất cứ nơi đâu nên vừa tiết kiệm thời gian di chuyển lại tiết kiệm chi phí phòng tập.
Tuy nhiên, bạn có biết thời gian ngồi thiền bao lâu thì sẽ mang đến kết quả như bạn mong đợi? Nếu bạn cũng đang tìm lời giải cho mình thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Các lợi ích khi ngồi thiền
Có lẽ ai cũng biết thiền là một giải pháp giảm stress và giúp thư giãn đầu óc vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, thiền còn có thể mang đến cho bạn nhiều lợi ích về mặt sức khỏe khác. chẳng hạn như:
• Tăng cường hệ miễn dịch: Ngồi thiền giúp cơ thể thư giãn, giảm độc tố tiết ra, từ đó tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ mắc cảm cúm, cảm lạnh và nhiều bệnh lý khác.
• Giảm stress: Khi bạn chọn thời gian ngồi thiền đủ lâu, cơ thể của bạn sẽ được thư giãn, tạm gác đi cảm giác mệt mỏi, lo âu, vì thế mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần của bạn. Khi ngồi thiền bạn sẽ cảm nhận được sự thư thái, dễ chịu, quên đi trạng thái căng thẳng, mệt mỏi ban đầu, góp phần cải thiện được tâm trạng, cảm xúc.
• Thiền giúp trẻ hóa não bộ: Các nhà khoa học cho rằng, thiền định là cách tốt nhất để kìm lại quá trình lão hóa, không chỉ trên làn da mà cả trong não bộ của bạn. Quá trình ngồi thiền giúp tế bào não bị tổn thương được phục hồi tốt hơn.
• Giúp cải thiện trí nhớ: Thiền giúp cải thiện sự tập trung và giảm căng thẳng. Và căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Vì vậy, được thư giãn và thiền thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện trí nhớ tốt hơn.
• Giảm căng cơ và giảm đau: Trong quá trình ngồi thiền, bạn sẽ thực hiện các động tác tập trung vào nhiều vùng trên cơ thể, có khả năng giãn các cơ trên cơ thể. Nếu bạn hay bị đau, căng cơ hoặc chuột rút, thiền có thể giúp bạn giảm đau, co cơ và chuột rút cơ bắp.
• Hạ huyết áp: Nếu bạn bị huyết áp cao, thiền hàng ngày sẽ là một giải pháp tốt vì thiền có khả năng ổn định huyết áp của bạn.
• Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp: Khi bạn ngồi thiền bạn sẽ thở chậm, sâu và đều đặn. Như vậy, bạn có thể hấp thụ oxy vào phổi và đồng thời đẩy các CO2 ra ngoài. Động tác này rất quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang điều trị bệnh lý hô hấp.
• Thiền giúp cải thiện giấc ngủ: Mất ngủ là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Thiền có thể giúp bạn kiểm soát tốt suy nghĩ, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không bị trằn trọc. Ngoài ra, thiền có thể giúp bạn thư giãn cơ thể, giải phóng căng thẳng và đưa bạn về trạng thái yên bình, thoải mái, làm cho bạn ngủ sâu hơn.
Thời gian ngồi thiền trong bao lâu để thấy kết quả?
Thời gian ngồi thiền dành cho mỗi người là bao lâu?
Theo một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Behavioral Brain Research, thời gian ngồi thiền 13 phút mỗi ngày trong 8 tuần liên tục giúp cải thiện tâm trạng tiêu cực, tăng cường sự chú ý, trí nhớ làm việc, trí nhớ nhận biết và giảm trạng thái lo lắng. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người tham gia thiền định trong 8tuần có nhiều kết quả đáng kể hơn so với những người chỉ duy trì thời gian ngồi thiền 13 phút mỗi ngày trong 4 tuần.
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn về thời gian ngồi thiền nhưng có thể thấy, bạn nên dành ít nhất 10 phút mỗi ngày để ngồi thiền và duy trì trong một thời gian dài. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau, vì vậy điều quan trọng là nên cố gắng dành thời gian ngồi thiền dài hơn nếu 10 phút dường như không tạo ra sự khác biệt đối với bạn.
Người mới bắt đầu nên ngồi thiền trong bao lâu?
Một người mới bắt đầu thì thời gian ngồi thiền bao lâu là được? Theo đó, bạn có thể thiền ít nhất 5 phút mỗi ngày. Bắt đầu chỉ với năm phút sẽ cho phép bạn làm quen dần với việc ngồi thiền mà không tạo ra quá nhiều áp lực và cảm thấy khó khăn. Do khi mới bắt đầu, bạn sẽ khó tập trung để ngồi một chỗ quá lâu nên chỉ hãy thiền trong 5-7 phút là được.
Thời gian ngồi thiền 10 phút thì có đủ không?
Nếu bạn đang tự hỏi liệu chỉ 10 phút thiền có đủ không thì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu bạn là người mới bắt đầu và đang tìm cách giảm căng thẳng thì 10 phút là đủ.
Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn tập trung nhiều hơn vào sự bình tĩnh và tăng cường tập trung thì thời gian ngồi thiên 30 phút có thể tốt hơn vì bạn sẽ có thời gian cho một số động tác duỗi nhẹ cũng như tập trung kỹ thuật thở. Cho dù bạn chọn thiền trong 10 phút hay 30 phút, hãy đảm bảo rằng bạn đang thực hiện nó mỗi ngày, vì điều này sẽ giúp rèn luyện tâm trí của bạn trở nên tỉnh táo hơn trong suốt cả ngày.
Bạn nên thiền bao nhiêu lần một ngày?
Tốt nhất là bạn nên thiền ít nhất một lần một ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thiền hàng ngày có nhiều khả năng gắn bó với thói quen của họ và thu được nhiều lợi ích từ thiền hơn những người tập cách ngày và không duy trì chế độ luyện tập thường xuyên.
Bạn nên thiền trong bao lâu để giải tỏa lo âu?
Thời gian ngồi thiền 45 phút hàng ngày và thiền liên tục trong 4 tuần có thể giúp bạn giảm căng thẳng và lo lắng, đặc biệt là với những người đang đối mặt với cảm xúc đau khổ, lo lắng tột độ, có nguy cơ trầm cảm.
Bao lâu thì bạn nên thiền?
Về tần suất bạn ngồi thiền thì điều này còn phụ thuộc vào bạn. Nếu bạn chưa quen, bạn có thể thiền cách ngày nhưng tốt nhất, hãy cố gắng để thiền mỗi ngày vì điều này sẽ tạo thành một thói quen tốt cho bạn và giúp bạn có được những lợi ích khi ngồi thiền.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ngồi thiền bao lâu thì hiệu quả. Giờ thì bạn không còn đau đầu khi suy nghĩ về thời gian ngồi thiền nữa phải không nào? Hãy cố gắng duy trì thói quen ngồi thiền để nhận được các lợi ích của việc thiền định bạn nhé!
Theo mevacon
- Giờ cho đến cuối hè bạn nhất định phải “tậu” hết 5 kiểu váy này nhé!
- Yêu sale đến cháy bỏng cùng anh Ngô Mạnh Hùng trong Talkshow “Thất bại của tôi – Thành Công của bạn” số thứ 5
- .Maguss chính thức khai trương kênh mua sắm thời trang cho phụ nữ Việt
- Những ưu đãi tại khách sạn Caravelle trong tháng 6
- 5 lưu ý quan trọng nhất định phải biết khi mua nhà trả góp