Bạn thường bị đau gót chân nhưng chưa rõ nguyên nhân gây đau là gì? Bạn muốn cải thiện tình trạng đau gót chân an toàn và hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Cảm giác đau nhói ở gót chân khiến bạn cảm thấy khó chịu và khó di chuyển, bước đi? Hãy thử một số cách chữa đau gót chân dưới đây bạn nhé!

Đau gót chân là bệnh gì? Nguyên nhân gây đau gót chân

Đau gót chân là một triệu chứng vô cùng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị đau gót chân, bao gồm:

• Viêm cân gan chân (Plantar fasciitis): Tình trạng này xảy ra khi các dải cơ gân dưới lòng bàn chân bị viêm. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau gót chân.

• Đường hầm cổ chân: Đây là một khoảng hẹp ở đằng trong cổ chân, và khi bị viêm có thể gây đau trong lòng bàn chân và mắt cá chân.

• Viêm hoặc đứt gân gót chân (Achilles): Gân Achilles là gân cơ nối vào gót chân, và khi bị viêm hoặc đứt, gây đau và sưng tại khu vực gót chân.

• Gai xương gót: Đây là tình trạng gây đau gót chân do viêm cân gan chân kéo dài.

• Viêm tủy xương: Một tình trạng hiếm khi xảy ra là viêm tủy xương, căn bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào xương gây nhiễm trùng và viêm. Bệnh này gây đau gót chân, sốt, buồn nôn và chóng mặt.

• Viêm bao hoạt dịch: Viêm bao hoạt dịch xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào túi dịch xung quanh gót chân, gây viêm, sưng và đau.

• Viêm khớp dạng thấp: Tình trạng này gây đau gót chân, sốt, mệt mỏi và có thể ảnh hưởng đến phổi, mạch máu, mắt và da.

Tùy theo tình trạng bạn đang gặp phải là gì mà sẽ có cách chữa đau gót chân phù hợp, giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Đau gót chân là bệnh gì

Ai dễ bị đau gót chân?

Thực tế, đau gót chân không được coi là một loại bệnh cụ thể, mà là một triệu chứng lâm sàng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ ai.

Mặc dù tình trạng đau gót chân có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng nó thường phổ biến hơn ở những người cao tuổi, do hoạt động di chuyển nhiều trong quá khứ đã làm mất đi tính cân bằng và miếng đệm bảo vệ gót. Người có đôi chân có vòm cao hoặc phẳng cũng có nguy cơ cao hơn để bị đau gót chân, đó có thể là do yếu tố di truyền.

Các vận động viên thể thao, đặc biệt là những người thường xuyên tập luyện và gánh lực lượng lớn lên chân, cũng dễ bị đau gót chân. Công việc đòi hỏi tay chân nặng nhọc cũng là một nguyên nhân tiềm năng. Các yếu tố khác như từng bị chấn thương ở vùng chân, thừa cân hoặc không kiểm soát được cân nặng cũng có thể tăng nguy cơ đau gót chân.

Dù đau gót chân nặng hay nhẹ thì đều gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt của từng người.

cách giảm đau gót chân

Những giải pháp giúp trị đau gót chân

Dưới đây là mẹo trị đau gót chân mà bạn có thể tự áp dụng tại nhà:

Giảm đau gót chân bằng cách giảm cân

Giảm cân có thể giúp giảm đau gót chân, đặc biệt là trong trường hợp viêm cân gan chân gây cứng khớp và đau gót chân mỗi sáng. Để gót chân phục hồi, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục.

Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân tiêu chuẩn y khoa

Nếu đau gót chân là do bàn chân bẹt gây ra, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng đế chỉnh hình bàn chân. Đế này được thiết kế theo kích thước của mỗi người và được đặt vào giày hoặc dép để giữ cho bàn chân ở vị trí đúng và ngăn chặn vòm chân sụp xuống gây đau nhức.

Sử dụng băng dán cố định cơ để giảm sưng đau gót chân

Rocktape là một loại băng dán cơ thể thao phổ biến được các vận động viên ưa chuộng. Với độ co giãn 180 độ và khả năng đàn hồi nhanh, băng dán này có thể hỗ trợ và tạo sự ổn định cho cơ bắp, cho phép vận động tối đa, kéo dài sức bền và giảm sưng, đau gót chân một cách hiệu quả.

Sử dụng nẹp bàn chân để giảm đau gót chân

Nẹp bàn chân là một phương pháp điều trị đau gót chân tại nhà, có thể áp dụng khi đi ngủ. Sử dụng thanh nẹp giúp giữ gót chân ở vị trí cố định và hỗ trợ căng cơ cân, giảm đau một cách hiệu quả.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Nếu bạn bị đau gót chân, bạn có thể dùng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng này.  Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như diclofenac, meloxicam, celecoxib, etoricoxib… có thể tạm thời giảm cơn đau gót chân. Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc này và cần thận trọng nếu bạn có các vấn đề về dạ dày, tim mạch, gan thận và xương khớp.

thuốc giảm đau gót chân

Sử dụng chườm đá lạnh để giảm đau gót chân tại nhà

Để giảm sưng và chống viêm gót chân tại nhà, bạn có thể thực hiện phương pháp chườm đá lạnh. Đơn giản chỉ cần đặt đá vào một túi, sau đó bọc bên ngoài bằng miếng vải hoặc khăn mỏng, đặt lên gót chân trong khoảng 15 phút.

Thao tác này nên được thực hiện từ 3-4 lần/ngày. Lưu ý không để chườm lạnh quá lâu hoặc để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da để tránh tổn thương các mô cơ.

Thực hiện các động tác duỗi chân và bàn chân

Ngoài việc nghỉ ngơi để giảm áp lực lên bàn chân, bạn cũng có thể thực hiện các bài tập căng duỗi gân gót và cơ bàn chân để tăng cường cơ chân, giảm đau và ngăn ngừa tái phát bệnh.

Trên đây là các bí quyết giúp bạn cải thiện tình trạng đau gót chân của mình. Tuy nhiên, phương pháp trên chỉ mang tính chất hỗ trợ giảm đau tạm thời. Để điều trị đau gót chân một cách toàn diện, cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này và tham khảo ý kiến của bác sĩ bạn nhé!

Theo mevacon