Tập cho bé ngủ riêng là một trong vấn đề gây đau đầu cho các bậc làm cha mẹ và việc bố trí 2 đứa trẻ cùng chung một phòng lại càng “đau não” hơn. Vậy làm thế nào để sắp xếp thật chu toàn? Đây là những lời khuyên dành cho bố mẹ!
Tập cho bé ngủ riêng là một quá trình dài, đòi hỏi bố mẹ phải thường xuyên động viên và khích lệ con. Thế nhưng, tập cho bé ngủ chung với anh chị em tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra lại có thể khó khăn hơn như vậy rất nhiều. Ở một độ tuổi nhất định, khi ở chung với nhau các bé dễ có sự tranh giành và cãi nhau. Đó là một phần tự nhiên trong quá trình sống, đặc biệt là khi các bé còn nhỏ và chưa có nhận thức cao.
Tuy vậy nếu tập cho bé ngủ riêng và tách biệt hoàn toàn với anh chị, ba mẹ, bé có thể mất đi sự kết nối tình cảm với những người thân trong gia đình.
Vậy nên tập cho bé ngủ riêng hay để bé ngủ chung với anh chị sẽ là cách tốt nhất cho bé? Trong bài viết này sẽ cho bạn những lời khuyên liệu về việc anh chị em có nên sử dụng chung một phòng ngủ hay không.
Lợi ích của việc tập cho bé ngủ chung với anh chị em
• Gắn kết tình cảm
Khi các bé còn nhỏ, chúng dễ dàng hình thành sự gắn kết rất chặt chẽ. Các bé sẽ tập được tính chia sẻ thông qua cách nhường nhịn đồ chơi, quần áo và cả chỗ ngủ với ngủ với nhau. Dẫu cho hai bé có tính cách khác biệt hoặc đối lập nhau thì khi sống chung trong một không gian, cả hai sẽ dần học được cách điều chỉnh, khống chế các mâu thuẫn xảy ra từ hai cá tính tách biệt mà chung sống hòa thuận. Cũng vì thế mà tình cảm anh em, chị em sẽ ngày càng khắng khít hơn.
• Tiết kiệm không gian nhà ở
Nếu gia đình bạn có nhiều hơn một bé, nhưng lại không gian rộng lớn để xây thêm nhiều phòng hoặc bạn đang ở chung cư với diện tích hạn chế, thì việc cho các bé chung là lựa chọn bắt buộc. Bạn có lắp một chiếc giường tầng có thang hoặc ngăn đôi căn phòng để đặt hai chiếc nệm ngủ khác nhau có thể giúp tiết kiệm diện tích đáng kể.
Những hạn chế của việc ngủ chung với anh chị em
• Giới tính
Ở chung phòng với anh chị em trong vài năm có thể khả thi, đặc biệt là khi bé còn nhỏ. Tuy nhiên, ở tuổi vị thành niên, các bé bắt đầu phát triển và có nhận thức về giới tính và vì thế mà chúng ta cần tập cho bé ngủ riêng và sử dụng không gian phòng ngủ khác nhau. Trừ khi hai bé có cùng giới tính thì việc ngủ chung là hoàn toàn có thể.
Theo Tiến sĩ Rafferty, khoảng 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu nhận biết về sự khác biệt cơ thể giữa con trai và con gái. Lên 3 tuổi, con đã biết mình thuộc giới tính nào. Ở giai đoạn này, cha mẹ nên cho con biết rằng ngay cả trong mối quan hệ thân thiết nhất như cha mẹ – con cái, ông bà – cháu, anh chị em với nhau thì cũng phải có giới hạn và hành vi chuẩn mực. Đây sẽ là tiền đề để sau này khi lớn lên, con sẽ không thực hiện các hành vi vượt quá giới hạn đối với những người khác. Đồng thời con cũng sẽ biết cách bảo vệ mình khi bị người khác lạm dụng.
• Nhu cầu về sự riêng tư
Khi các con lớn hơn, nhu cầu về sự riêng tư càng nhiều. Chẳng hạn như một bé cần phải tập trung học và một bé cần được nghỉ ngơi thì việc ở trong cùng một không gian sẽ tạo ra mâu thuẫn cho hai bé. Do vậy, ngủ chung cùng nhau trong giai đoạn này không còn là giải pháp gắn kết, kết nối tình cảm gia đình.
Bố nên tập cho con ngủ riêng!
Tập cho bé ngủ riêng mang lại cho bé và bố mẹ rất nhiều lợi ích. Khi bé ngủ riêng thì chất lượng giấc ngủ tốt hơn, trẻ có thể ngủ sâu giấc mà không bị giật mình bởi những tiếng động gây ra từ hoạt động của người lớn. Bé ngủ riêng còn tập rèn tính độc lập, tạo đà cho bé phát triển sự tự tin cho mình trong quá trình phát triển. Con cũng sẽ không có thói quen phụ thuộc vào ba mẹ và thường xuyên quấy khóc để vòi vĩnh.
Ngoài những lợi ích cho bé thì việc tập cho bé ngủ riêng cũng mang đến lợi ích cho bố, mẹ. Mẹ sẽ thoải mái ngủ sâu hơn vì tâm trì không quá tập trung, lo lắng rằng con bị thức giấc giữa chừng. Trong thời gian đó, bố có thể thay phiền mẹ sang phòng con để theo dõi, quan sát và ru bé ngủ. Hơn thế, khi cho con ngủ tại phòng riêng, bố mẹ cũng có không gian riêng tư để nghỉ dưỡng cho riêng mình. Tuy nhiên, khi tập cho bé ngủ riêng bạn cần lưu ý những điều kiện về phòng, nhiệt độ phòng, nệm, nôi cũi cho trẻ cũng như camera quan sát hay máy thu âm để có thể kiểm tra bé khi cần thiết.
Lời kết
Mẹ và Con nghĩ rằng, việc tập cho bé ngủ riêng hay ngủ chung với nhau đều có mặt lợi và hại của từng cách làm. Thế nhưng tùy theo từng độ tuổi và giai đoạn phát triển của các bé mà chúng ta sẽ có biện pháp phù hợp. Chẳng hạn như khi trẻ từ 0 đến 7 tuổi thì có thể sử dụng chung phòng ngủ và không gian sinh hoạt, từ 7 tuổi trở lên là giai đoạn mà trẻ phát triển giới tính thì chúng ta nên cho bé ngủ riêng, nếu hai trẻ có khác biệt nhau về mặt giới tính. Ngoài ra thì, bố mẹ cũng nên lưu ý khi hai con bắt đầu xảy ra mâu thuẫn tranh giành về quyền lợi và sự riêng tư thì cũng nên tôn trọng con và tâm lý một chút để sắp xếp không gian riêng cho hai bé.
Theo mevacon
- Trao gửi yêu thương cùng Combo Hộp Trái Tim cực cool của KFC!
- 6 cách kết nối với thiên nhiên khi cách ly tại nhà
- Mùi trầm hương trong khu vườn của bộ sưu tập Garden of the Kings
- Điểm danh những dự án giao thông nghìn tỷ đang làm thay đổi thị trường BĐS vùng đồng bằng sông Cửu Long
- 20 loại thực phẩm dưỡng da khỏe mạnh, trắng hồng rạng rỡ