Dung dịch rửa tay diệt khuẩn (nước rửa tay khô) là cách hiệu quả và tiện lợi để vệ sinh tay trong trường hợp xà phòng và nước không có sẵn hoặc khi tay không bị dính bẩn, dầu mỡ.
Theo quy định năm 2019 của Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), một sản phẩm chỉ được tiếp thị là dung dịch vệ sinh tay nếu có chứa thành phần hoạt tính là cồn ethyl (ethanol), cồn isopropyl (isopropanol) hay benzalkonium chloride.
Có thể sử dụng nước rửa tay khô có chứa cồn khi không có sẵn xà phòng và nước sạch – Ảnh minh họa
Công dụng của dung dịch vệ sinh tay diệt khuẩn
Thành phần chính của hầu hết các loại dung dịch vệ sinh tay là cồn. Về mặt hóa học, cồn là các phân tử hữu cơ cấu thành từ carbon, khí oxy và khí hydro.
Trong đó, ethanol có mặt trong các thức uống có cồn, là loại hóa chất hầu hết mọi người nghĩ đến khi đề cập đến cồn. Propanol và isopranol cũng là hai loại cồn phổ biến, được dùng trong các loại chất tẩy vì có thể hòa tan tốt trong nước (như ethanol).
Cồn tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, nấm mốc bằng cách phá vỡ các protein, cắt nhỏ tế bào thành mảnh hay làm quá trình chuyển hóa của tế bào rối loạn – theo nghiên cứu phát hành năm 2014 trên tạp chí Vi sinh Lâm sàng.
Theo các chuyên gia, dung dịch chứa 30% cồn có khả năng tiêu diệt các loại nấm mốc và hiệu quả này tăng lên với mức tập trung cồn cao hơn.
Các nghiên cứu cho thấy, cồn tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn và virus khi mức độ tập trung trên 60% và tác dụng nhanh hơn với mức tập trung cao. Khi sử dụng cồn để tiêu diệt vi khuẩn, sẽ không có tình trạng vi khuẩn kháng cồn và cồn cũng không mất tác dụng khi được sử dụng liên tục.
Theo một nghiên cứu năm 2014, cồn có khả năng tiêu diệt 3 loại vi khuẩn Escherichia coli, Serratia marcescens và Staphylococcus saprophyticus tốt hơn so với rửa tay bằng nước hoặc với xà phòng kháng khuẩn.
Tuy nhiên, cồn không có tác dụng với tất cả các loại vi khuẩn, như vi khuẩn Clostridium difficile, ký sinh trùng Cryptosporidium gây tiêu chảy gây tiêu chảy – theo trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).
Ngoài ra, các dung dịch vệ sinh tay cũng không giúp loại bỏ các hóa chất nguy hại như thuốc trừ sâu, kim loại nặng và cũng không tác dụng tốt khi tay dính bẩn hay dầu mỡ. Do vậy, xà phòng và nước sạch vẫn có tác dụng làm sạch tốt nhất.
Theo CDC, các dung dịch vệ sinh tay không chứa cồn không thể tiêu diệt vi khuẩn mà chỉ làm giảm sự tăng trưởng của vi khuẩn mà thôi. Theo đó, CDC khuyến nghị sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa tối thiểu 60% cồn để tăng tác dụng diệt khuẩn.
Hạn sử dụng của nước rửa tay diệt khuẩn
Ngày hết hạn được xem là ngày cuối cùng niêm yết trên nhãn sản phẩm. Nếu sản phẩm chứa cồn không bị tháo nắp và được bảo quản ở nhiệt độ phòng, sẽ giữ được tác dụng trong thời gian dài.
Tuy vậy, cồn dễ dàng bốc hơi khi mở nắp nhiều lần; cồn sẽ thoát ra và mức độ tập trung của cồn trong các dung dịch rửa tay bắt đầu giảm xuống.
Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn có gây ra tác dụng phụ gì không?
Cồn được xem là chất sát trùng an toàn, nhìn chung không gây độc cho da nhưng sử dụng liên tục có thể gây khô da hay kích ứng nhẹ, theo Cơ sở Dữ liệu Hóa chất Nguy hiểm Hoa Kỳ.
Một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng liên tục dung dịch vệ sinh tay ít gây kích ứng hơn so với dùng xà phòng để rửa tay nhưng da tổn thương lại nhạy cảm hơn với sự kích ứng do cồn.
Theo giacngo