Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy giun nhưng không phải ai cũng có thể uống chúng. Do vậy, việc tìm hiểu kỹ những thông tin xung quanh các loại thuốc này để có cách sử dụng hợp lý và tăng hiệu quả điều trị là cần thiết. Hãy cùng Sức Khỏe tìm hiểu một cách cụ thể!

Hiện nay, thuốc tẩy giun trên thị trường khá đa dạng, cho cả trẻ em và người lớn. Các loại thuốc này đều tiêu diệt được giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim…

Các loại thuốc tẩy giun

Về cơ bản, có ba loại thuốc tẩy giun sau:

– Mebendazole: Là loại thuốc tiêu diệt giun bằng cách làm rối loạn chức năng tiêu hóa của chúng, khiến giun không sử dụng được năng lượng, từ đó tự tiêu hủy. Đây là loại thường được lựa chọn do chủ yếu có tác dụng tại chỗ, ít bị hấp thu, ít tác dụng phụ. Thuốc có dạng viên nén 500mg, 100mg, viên nén vị trái cây hoặc hỗn hợp uống vị chocolate. Tuy nhiên, khi dùng liều cao, có thể gây tổn hại gan và suy tủy.

– Albendazole: Thuốc làm giun bị cạn kiệt năng lượng. Ngoài ra, có tác dụng diệt trứng, ấu trùng, giun trưởng thành và nang sán, ấu trùng sán. Thuốc có dạng viên nén 200mg, 400mg. Không dùng cho trẻ bị bệnh về gan.

– Pyrantel: Là loại thuốc làm tê liệt thần kinh các loại giun. Giun sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Pyrantel có tác động lên giun chưa trưởng thành nhưng không có tác dụng đối với trứng và ấu trùng giun.

Thuốc có hai dạng viên nén 125mg và 250mg, liều dùng 10mg cho mỗi kg cân nặng. Vì thế, có thể dùng để trị giun kim, giun đũa, giun móc ở trẻ dưới 1 tuổi với liều tính theo cân nặng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tăng nhẹ men gan nên không sử dụng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan.

Sức Khỏe, tạp chí Sức Khỏe, khoe24h, nghẹn và nấc cụt, nghẹn thường xuyên, nấc cụt thường xuyên, u thực quản, hẹp thực quản, viêm thực quản
Thuốc tẩy giun thường dễ sử dụng và tương đối an toàn (Ảnh minh họa internet)

Lưu ý khi sử dụng

Thuốc tẩy giun dễ sử dụng và tương đối an toàn. Với hầu hết các loại thuốc tẩy giun, chỉ cần bắt đầu sử dụng theo định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ trên 2 tuổi. Với trẻ dưới 2 tuổi, nếu nghi ngờ hoặc phát hiện bé nhiễm giun, nên đưa con đi khám, làm những xét nghiệm tầm soát như soi phân, xét nghiệm máu. Nếu bị nhiễm giun, trẻ phải điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ.

Ngoài loại Albendazole, phần lớn các loại thuốc không tác dụng lên dạng trứng và ấu trùng giun. Vì thế, nên uống thêm một liều sau 2-4 tuần.

Sau khi dùng thuốc, nếu những triệu chứng bị nhiễm giun sán vẫn còn, nên đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và điều trị.

Có thể uống thuốc tẩy giun vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà không cần nhịn đói hay dùng thuốc xổ.

Theo khoe24h