Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây, hãy gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhờ ai đó đưa đến khoa cấp cứu của bệnh viện gần nhất!

1 – Nếu bạn ho hay ói ra máu có thể là: Bệnh lao, ung thư phổi, máu trong.

2 – Nếu bạn đau, sưng đỏ hay nóng ở chân, có thể kèm chuột rút vào ban đêm và da hơi xanh hay trắng có thể là: Cục máu đông.

3 – Nếu bạn nhức đầu dữ dội đột ngột không giống những lần trước có thể là: Đột quỵ, phình mạch.

4 – Nêu bạn mất tỉnh táo có thể là: Mất nước, đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhịp tim bất thường hoặcbị bệnh tim khác, thiếu máu, hạ đường huyết, uống thuốc quá liều.

5 – Nếu bạn có vết thương bị nóng và đỏ, đặc biệt kèm theo sốt có thể là: Nhiễm trùng toàn thân.

10 dấu hiệu không thể bỏ qua
10 dấu hiệu không thể bỏ qua

6 – Nếu bạn khó thở hay thở ngắn khiến bạn cảm thấy ngột ngạt có thể là: Lên cơn suyễn, sốc phản vệ, tràn khí phế mạc, viêm phổi.

7 – Nếu bạn bất ngờ thấy có nhiều đám đen bay qua bay lại như những con ruồi trước mắt hoặc thấy chớp sáng ở vùng thị giác ngoại vi có thể là: Rách hoặc bong võng mạc.

8 – Nếu bạn đau hay tức ngực kèm theo buồn nôn hoặc không, cơn đau có thể tỏa đến hàm, lưng trên, vai và cánh tay có thể là: Nhồi máu cơ tim.

9 – Nếu bạn ăn mất ngon, buồn nôn, nôn kèm với đau bụng, bụng sưng, sốt, không có khả năng trung tiện có thể là: Viêm ruột thừa, tắc nghẽn đường ruột.

10 – Nếu bạn thay đổi trạng thái tinh thần đột ngột như: không biết đang ở đâu hoặc không nhận ra những người quen có thể là: Đột quỵ hay bệnh thần kinh khác, chấn thương đầu, nhiễm trùng, tai biến, hạ đường huyết.

Để việc cấp cứu hiệu quả, kịp thời

Khi gọi cấp cứu 115, bạn phải hướng dẫn, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhân viên y tế. Hãy cung cấp: địa chỉ chính xác của nơi cấp cứu, số điện thoại, cho biết chính xác những gì đã xảy ra; bệnh nhân bao nhiêu tuổi; mê hay tỉnh; bệnh nhân còn thở hay không.

Khi gọi cấp cứu 115, bạn phải hướng dẫn, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhân viên y tế
Khi gọi cấp cứu 115, bạn phải hướng dẫn, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhân viên y tế

Nếu bạn ở xa hay những nơi khó tìm, nên gợi ý các điểm mốc gần nhất và nhờ người đợi ở đầu hẻm, đầu đường để hướng dẫn xe cấp cứu. Ngoài ra, nên dọn đường để có lối đi đủ rộng cho xe và nhân viên cấp cứu tiếp cận bệnh nhân. Nhốt các vật nuôi như chó, mèo…

Thu thập toa thuốc hay thuốc (nếu có) mà bệnh nhân đã, đang hay mới dùng để đưa cho nhân viên cấp cứu (nếu có yêu cầu). Báo cho nhân viên cấp cứu về tình trạng dị ứng thuốc (nếu có).

Theo khoe24h.vn