Tại Việt Nam, tỷ lệ người mang vi-rút viêm gan B khoảng 10-20% trong đó tỷ lệ mang vi-rút viêm gan B ở phụ nữ có thai trên 10%, ở trẻ em là 6%.

Người bị nhiễm vi-rút viêm gan B có thể bị bệnh viêm gan B cấp tính hoặc không có triệu chứng của bệnh, nhưng trở thành người mang vi-rút viêm gan B mạn tính suốt đời. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm gan B, tiêm vắc-xin viêm gan B là cách chủ động phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nhất.

viêm gan b, viêm gan b lây qua đường gì, viêm gan b là gì, viêm gan b lây nhiễm như thế nào, viêm gan b có lây nhiễm không, siêu âm viêm gan b, viêm gan b biểu hiện, viêm gan b biến chứng, viêm gan b biểu hiện như thế nào, bệnh viêm gan b có nguy hiểm không, xét nghiệm viêm gan b, phòng ngừa viêm gan b, vắc-xin viêm gan B, tiêm phòng bệnh viêm gan b, vacxin phòng chống viêm gan b, tạp chí sức khỏe bộ y tế, sức khỏe bộ y tế, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Hình minh họa. (Ảnh internet)

Các biểu hiện khi bị bệnh viêm gan B

 Viêm gan B cấp tính: Có biểu hiện chán ăn, người mệt mỏi, buồn nôn, đau tức vùng hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, nước tiểu màu vàng sẫm, nổi ban vùng da mỏng, đau nhức các khớp.

 Viêm gan B mãn tính (là người mang vi-rút viêm gan B mãn tính nhưng không có triệu chứng của bệnh viêm gan B): Viêm gan B mãn tính chỉ phát hiện bệnh khi xét nghiệm máu tìm kháng nguyên viêm gan B (HbsAg và HbeAg).

Mức độ nguy hiểm của viêm gan B

 Bệnh viêm gan B cấp tính có thể diễn biến nặng và dẫn đến tử vong.

 Viêm gan B mãn tính có thể lây truyền sang người khác, ngoài ra có khoảng 25% người mang vi-rút viêm gan B mãn tính bị chết do xơ gan hoặc ung thư gan.

 Hiện nay bệnh viêm gan B cấp tính chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đối với viêm gan B mãn tính hiệu quả các thuốc điều trị thấp chỉ đạt 25- 40% chi phí tốn kém.

Đường lây truyền của bệnh viêm gan B:

Vi-rút viêm gan B có trong máu, nước bọt, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch tiết khác của cơ thể … lây truyền từ người bệnh sang người lành theo 3 đường chính:

+ Lây từ mẹ sang con khi sinh:

Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm vi-rút viêm gan B của người mẹ mà nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con khi sinh dao động từ 10- 90% nếu:

 Bà mẹ xét nghiệm máu có kháng nguyên HbsAg (+) và HbeAg (+) thì nguy cơ lây nhiễm vi-rút viêm gan B từ mẹ sang con là 70-90%.

 Bà mẹ xét nghiệm máu có kháng nguyên HbsAg (+) và HbeAg (-) thì nguy cơ lây nhiễm vi-rút viêm gan B từ mẹ sang con khi sinh là 5-20%.

+ Lây theo đường máu:

 Người lành nhận máu của người mang vi-rút viêm gan B khi truyền máu.

 Dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, qua vết xước bị chảy máu.

+ Lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn.

viêm gan b, viêm gan b lây qua đường gì, viêm gan b là gì, viêm gan b lây nhiễm như thế nào, viêm gan b có lây nhiễm không, siêu âm viêm gan b, viêm gan b biểu hiện, viêm gan b biến chứng, viêm gan b biểu hiện như thế nào, bệnh viêm gan b có nguy hiểm không, xét nghiệm viêm gan b, phòng ngừa viêm gan b, vắc-xin viêm gan B, tiêm phòng bệnh viêm gan b, vacxin phòng chống viêm gan b, tạp chí sức khỏe bộ y tế, sức khỏe bộ y tế, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Hình minh họa. (Ảnh internet)

Cách phòng ngừa bệnh viêm gan B

 – Tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ em và người lớn là cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất.

 – Người nhiễm vi-rút viêm gan B không được cho máu, không để người khác tiếp xúc với máu và các loại dịch tiết của mình.

 – Sinh hoạt tình dục an toàn, không dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo, bàn chải đánh răng.

Lịch tiêm vắc-xin viêm gan B

* Tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ em

– Trẻ sơ sinh: Tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh (Sử dụng vắc-xin viêm gan B đơn giá)

– Trẻ đủ 2 tháng tuổi: Tiêm lần 1Vắc-xin 5 trong 1 (BH-HG-UV-VGB-Hib) + uống OPV

– Trẻ đủ 3 tháng tuổi: Tiêm lần 2 Vắc-xin 5 trong 1(BH-HG-UV-VGB-Hib) + uống OPV

– Trẻ đủ 6 tháng tuổi: Tiêm lần 3 Vắc-xin 5 trong 1(BH-HG-UV-VGB-Hib)+ uống OPV

* Tiêm vắc-xin viêm gan B cho người lớn: Người lớn tiêm 3 mũi : Mũi 1 tiêm ngày đầu, Mũi 2 cách mũi 1 là 1 tháng, Mũi 3 cách mũi 1 là 6 tháng.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm viêm gan B

– HbsAg là kháng nguyên bề mặt của vi-rút viêm gan B. Nếu kết quả xét nghiệm máu là HbsAg (+) có nghĩa người đó đang bị nhiễm siêu vi B, kháng nguyên này sẽ tăng nhanh trong vòng 10 tuần lễ đầu sau khi nhiễm bệnh.

– Kháng nguyên HbeAg (Kháng nguyên lõi), khi xét nghiệm kết quả là HbeAg (-) có nghĩa là vi-rút viêm gan B đang trong giai đoạn nằm yên, không sinh sôi nẩy nở, các tế bào gan ít bị nguy cơ tấn công, khả năng lây nhiễm thấp, những người này cần được tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B. Kháng nguyên HbeAg (+) chứng tỏ lượng vi-rút viêm gan B trong máu đang cao và khả năng lây lan cho người khác rất lớn.

Theo khoe24h