Trẻ nghiến răng khi ngủ gây ra nhiều hậu quả hơn phụ huynh nghĩ. Phải làm sao để chấm dứt tình trạng này đây?

Trẻ nghiến răng khi ngủ thường gặp nhiều khi bước vào tuổi mẫu giáo. Trẻ thường nghiến răng vào ban đêm, khi ngủ sâu nhưng cũng có thể nghiến răng vào ban ngày, lúc ngủ trưa. Tình trạng nghiến răng về lâu về dài gây ra những ảnh hưởng xấu như răng sữa của trẻ bị mẻ răng, mòn răng, đau cơ hàm…

Nguyên nhân dẫn đến nghiến răng

Di truyền: Nhiều người có thể không tin, nhưng nghiến răng thực chất là chứng bệnh theo di truyền. Nếu cha mẹ hoặc trong gia đình có người từng mắc chứng bệnh này, khả năng trẻ nghiến răng khi ngủ cũng rất cao.

Ảnh hưởng tâm lý: Trẻ từng trải qua chuyện gì đó khiến bản thân sợ hãi, ám ảnh, bị sốc hoặc khi ngủ mơ thấy ác mông cũng là nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng.

Bệnh về răng: Các loại bệnh về răng như: Viêm xoang miệng, viêm nha chu, viêm lợi, viêm nướu, viêm khớp thái dương, co cơ hàm…

Cấu tạo hàm răng: Cấu tạo các khớp cắn của hàm răng không đều, bị lệch cũng khiến bé hình thành thói quen nghiến răng khi ngủ.

Bệnh tiêu hóa, giun sán: Nghe có vẻ lạ, thế nhưng khi xâm nhập vào đường ruột kí sinh trung sẽ tiết ra chất kích thích lên não và thần kinh khiến cơ hàm và cơ bắp bị chi phối, gây ra hiện tượng nghiến răng.

Thiếu chất: Bé biếng ăn, không được bổ sung đầy đủ canxi giúp răng chắc khỏe.

Hậu quả của việc nghiến răng

– Hậu quả đầu tiên của việc trẻ nghiến răng khi ngủ, đó là khiến răng sữa bị mòn. Axit ở thức ăn cũng vì thế ngấm vào răng nhiều hơn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.

– Nghiến răng còn ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Tiếp đến, hệ thống răng cũng bị ảnh hưởng nặng nề, chẳng hạn như lệch khớp cắn.

– Lớp men răng cũng không khá khẩm hơn. Theo thời gian, chúng sẽ bị mất dần, lộ ra lớp ngà vàng khiến răng ê buốt, thiếu thẩm mỹ, múi răng bị nứt gãy, nặng hơn là rụng răng.

– Cơ hàm phải gồng mình làm việc trong thời gian dài dễ bị tổn thương, khiến bé đau nỏi các cơ, cổ, đầu… Sự họat động quá sức của các cơ hàm còn làm khuôn mặt bé bị mất cân xứng, có dạng vuông hoặc biến đổi hình dạng nặng nề theo chiều hướng tiêu cực.

Cách phòng ngừa

Tùy vào từng nguyên nhân sẽ có những cách phòng ngừa, chữa trị khác nhau cho chứng bệnh nghiến răng ở trẻ.

Ví dụ như trẻ nghiến răng do áp lực tâm lý, sợ hãi… trước khi đi ngủ mẹ không được cho bé xem phim kinh dị; Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, nhất là canxi giúp răng bé chắc khỏe hơn; Việc đặt máng nhựa trong miệng vào buổi tối tuy không có tác dụng ngăn chặn triệt để chứng nghiến răng của bé, song điều này cũng phần nào giúp giảm tình trạng co thắt và răng trẻ đỡ xói mòn, gãy nứt do nghiến răng gây ra; Nếu tình trạng khớp cắn quá lộn xộn, các bác sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng giúp răng trẻ không bị mòn đi…

Nói chung, tùy thuộc vào nguyên nhân và thực trạng của mỗi bệnh nhi sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Căn bệnh nghiến răng tuy không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng hệ lụy mà nó để lại có thể nói rất nặng nề đối với răng miệng.

Phụ huynh nên quan sát, chú ý tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ để có sự can thiệp kịp thời, phòng tránh biến cố lớn xảy ra.

Theo mevacon