Uống nước lạnh có giúp “giải nhiệt cuộc sống”? Sau khi đọc xong bài viết dưới đây, có thể bạn sẽ hoàn toàn từ bỏ thói quen uống nước lạnh vốn có của mình.

Nước lạnh là thức uống ưa thích của nhiều người, nhất là trong mùa hè oi bức hay khi vừa mới đi nắng về… Rất nhiều người lầm tưởng càng uống nhiều nước lạnh sẽ càng “đã khát”? Điều này hoàn toàn không đúng chút nào đâu. Nếu không tin, bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

Tiêu hao năng lượng: Thực chất, nước lạnh không hề giúp cơ thể bạn “đã khát”. Càng uống nhiều nước lạnh, cơ thể càng phải sản sinh thêm nhiều năng lượng để làm nước ấm lên, cân bằng với nhiệt độ trong người. Thậm chí, uống quá nhiều nước lạnh trong thời gian dài còn có thể làm bạn bị kiệt sức và ngất xỉu nữa đấy!

Giảm cân: Tuy việc uống nước lạnh khiến cơ thể phải đốt cháy nhiều calo hơn để giữ ấm, nhưng chúng không làm ta giảm cân một cách lành mạnh. Ngược lại, khi gặp lạnh chất béo đông lại, hệ tiêu hóa khó làm việc hơn.

Nhức đầu: Tiêu thụ nước lạnh khiến các dây thần kinh ê buốt, tác động lên não gây ra nhức đầu.

Mất nước: Ngoài làm chất béo đông lại, uống nước lạnh còn khiến cho các mạch máu co lại, gây khó khăn trong việc giữ ấm cơ thể.

Rối loạn nhịp tim: Các bộ phận trong cơ thể khi gặp nước lạnh sẽ phải hoạt động nhanh “hết công suất” để giữ ấm, do đó nhịp tim cũng bị thay đổi. 

Viêm họng: Có lẽ đây là bệnh thường thấy nhất khi uống nước lạnh. Một số lượng chất nhầy được tạo ra trong mũi để làm ấm và ẩm không khí trước khi nó tràn vào phổi nhưng nước lạnh làm chúng bị mắc kẹt trong cổ họng, dẫn đến viêm họng.

Rối loạn tiêu hóa: Thói quen uống nước lạnh khiến cho dạ dày khó co bóp, dẫn đến buồn nôn, đau bụng. Nước lạnh còn làm dạ dày co thắt, khó đào thải thức ăn cứng và hàng loạt các vấn đề khác về tiêu hóa…

Từ nay bạn nên cân nhắc khi dùng nước lạnh để giải khát nhé!

Theo mevacon.com.vn