Kaizen là một phương pháp giáo dục bắt nguồn từ Nhật Bản. Tên của phương pháp này được ghép bởi hai từ Kai và Zen. Trong đó, Kai nghĩa là cải cách liên tục, Zen nghĩa là làm cho tốt đẹp hơn. Kaizen có nghĩa là cải cách liên tục để tốt đẹp hơn.

Giai đoạn đầu đời là lúc trẻ hình thành thói quen và nhân cách. Thói quen là một hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi bộ não quen với hành vi đó và không thể thiếu nó. Phương pháp Kaizen ra đời với nguyên tắc cốt lõi nằm ở chỗ một thói quen tốt cần rất nhiều thời gian và công đoạn để hình thành. Vì vậy, khi thúc đẩy một hành động nhỏ lặp đi lặp lại nhiều lần, làm liên tục không ngừng. Sau một thời gian, nó sẽ trở thành thói quen. Có thể những việc vốn dĩ trước đây chúng ta không thích thì bây giờ chúng ta lại rất thích và khi quen rồi thì cũng tự nhiên chúng ta sẽ tăng thời gian dành cho hoạt động đó lên.

Kaizen là một phương pháp giáo dục bắt nguồn từ Nhật Bản (Ảnh minh hoạ).

Khi làm một công việc, không nhất thiết phải lao vào làm nó ngay lập tức và hoàn hảo ngay. Hãy từ từ nhìn lại và làm nó từ từ, làm từng phần một. Sau mỗi lần làm như vậy, bạn thay đổi chưa nhiều, nhưng sự duy trì và lặp đi lặp lại sau đó, mới chính là yếu tố tạo nên những thay đổi nhỏ, thậm chí là rất nhỏ trong những vấn đề lớn cần giải quyết.

Phương pháp Kaizen cũng áp dụng trong những tình huống khó khăn, những vấn đề khó giải quyết và không biết phải bắt đầu từ đâu, bạn hãy chia chúng ra thành những phần nhỏ, đơn giản hóa vấn đề và đi vào giải quyết từng phần. Chia một lần chưa thấy hướng giải quyết thì tiếp tục chia thêm lần thứ hai, lần thứ ba,… đến khi tìm được hướng giải quyết.

Áp dụng phương pháp kaizen vào trong giáo dục trẻ

Đặt mục tiêu mà trẻ có thể thực hiện được cho trẻ

Khi chúng ta đặt mục tiêu cho trẻ, mục tiêu đó phải phù hợp với tình hình thực tế của trẻ nghĩa là trẻ phải tiếp nhận và làm được trong khoảng thời gian nào đó.

Cụ thể hóa mục tiêu bằng những điều đơn giản

Bạn có thể làm điều này bằng cách đưa ra hoặc trả lời những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó để kích thích trí não sáng tạo. Trong quá trình trả lời hoặc đặt câu hỏi trẻ sẽ hình dung ra việc mỗi ngày trẻ cần làm gì để thực hiện mục tiêu đó.

Đừng bắt đầu từ những những câu hỏi lớn lao, trừu tượng… khiến chính ta không biết bắt đầu từ đâu. Mà hãy chia các câu hỏi ra nhỏ hơn, đơn giản hơn để giải quyết nó.

Ví dụ: Thay vì hỏi trẻ: Làm sao để học giỏi? Hãy chia câu hỏi đó ra thành những câu nhỏ hơn như: Làm sao con có thể dậy sớm hơn? Làm sao con chịu khó làm bài tập hơn? Làm sao con đến lớp đúng giờ hơn? Làm sao con tập trung nghe giảng hơn?…

Thực hiện ngay khi có thể và thực hiện mỗi ngày

Thói quen là thứ khó hình thành và cần phải được kiên trì thực hiện. Vì vậy, đừng chỉ đặt ra quyết tâm cho con mà không khuyến khích, theo dõi, nhắc nhở để trẻ thực hiện.

Con bạn đang trong lứa tuổi chóng quên và thiếu tập trung để bắt đầu làm điều gì đó mà trẻ chưa thực sự hứng thú. Vì vậy, bạn cần nhắc nhở con để con có thói quen thực hiện. Việc hành động liên tục sẽ tạo nên những hiệu quả nhất định. Nhưng quan trọng hơn nhất là nó giúp hình thành những thói quen tốt và tích cực. Đừng ép buộc hay cưỡng chế. Hãy tạo cảm hứng cho con.

Ví dụ, bạn muốn con bạn đọc một quyển sách, bạn sẽ đặt mực tiêu cho trẻ, chọn quyển sách sẽ gây hứng thú với trẻ và đừng bắt trẻ ngồi vào bàn học khi trẻ không mong muốn. Mỗi ngày, trong các hoạt động vui chơi, hãy dành thời gian cùng trẻ đọc. Bắt đầu có thể là vài trang, rồi từ từ tăng lên thành câu chuyện.

Từ những hành động nhỏ nhặt, sẽ giúp trẻ hình thành nên thói quen và khi trẻ tìm thấy sự hứng thú trong thói quen đó, trẻ sẽ tự giác thực hiện nó tốt hơn.

Khuyến khích, khen thưởng cho trẻ

Hãy thưởng cho trẻ khi trẻ hoàn thành mục tiêu đặt ra, đó là động lực để trẻ làm những việc tiếp theo. Sự hài lòng khi được yêu quý và trân trọng luôn khiến người ta trở nên tốt đẹp hơn và muốn được trải qua cảm giác hạnh phúc đó thêm nhiều lần nữa. Vì vậy, phần thưởng lớn nhất cho trẻ chính là nhận thức rằng chúng đã mang niềm vui đến cho những người thân yêu, còn những món quà chỉ là sự tượng trưng cho điều đó. Bên cạnh đó, khi trẻ không thực hiện được mục tiêu, cần có những biện pháp răn đe, nhắc nhở để trẻ cố gắng nhiều hơn.

Phương pháp Kaizen trị tận gốc căn bệnh lười biếng, hay trì hoãn của con bạn. (Ảnh minh họa)

Phương pháp giáo dục Kaizen là một phương pháp giáo dục cho trẻ khi làm một việc gì đó hãy biến việc đó trở nên đủ dễ, đủ đơn giản, không cần phải suy nghĩ và sau đó là liên tục liên tục làm hàng ngày. Từ đó, căn bệnh trì hoãn, hay lười biếng của con bạn sẽ bị đánh bại hoàn toàn.

Theo mevacon