“Nhờ thần chú 6116, tức 6 tháng 1 lần cả nhà tẩy giun vào ngày 6 tháng 1 và ngày 1 tháng 6, bé Su đã có ý thức tự bảo vệ mình khỏi nhiễm giun đường ruột. Mong là thần chú này sẽ giúp bé Su không bị nhiễm giun, luôn mạnh khỏe và lúc nào cũng vui cười và học thật giỏi” – chị Nguyên Hồng (Q.9, Tp.HCM) – mẹ của bé Su chia sẻ khi nhớ về cảnh con khốn đốn vì nhiễm giun đường ruột cách đây gần 5 tháng…

Tôi không quên những ngày cách đây gần 5 tháng. Đó là lúc Su có những triệu chứng như bị rối loạn tiêu hóa, những cơn đau bụng khiến con tôi khóc quấy suốt đêm, một ngày cháu bị tiêu chảy nhiều lần, ăn gì cũng nôn, nhìn thấy mà xót lắm!

Hồi đầu, tôi cứ nghĩ chắc là do Su ăn gì không tiêu nhưng rồi cho cháu uống thuốc tiêu mà vẫn không khỏi, nên đã đưa Su vào bệnh viện gần nhà. Cuối cùng bác sỹ cho biết Su bị nhiễm giun đường ruột thì tôi mới bàng hoàng. Việc đầu tiên cần kíp nhất là truyền nước vì Su tiêu chảy làm mất khá nhiều nước, rồi tiếp nữa là phải tiến hành tẩy giun. Bác sỹ cũng lưu ý cho tôi nên tẩy giun định kỳ 2 lần/năm cho con.

Thật ra, tôi cũng biết về tác hại của nhiễm giun nhưng đôi khi không thể quản được con 24/7. Nhất là khi hè về, cháu qua bên nhà nội chơi, việc ăn uống thì Su luôn được ông bà lo cho chu đáo, nhưng tôi vẫn lo vì biết ông bà không thể quản được việc vui chơi của Su. Su cứ thế mà vui chơi thoải mái, nghịch đất cát trong vườn rau nhưng lại vệ sinh tay không sạch sẽ… Nhiều lúc từ nhà ông bà về thì móng tay Su dính đầy đất khiến tôi càng lo hơn. Tuy đã dặn con đừng nghịch đất cát nữa, chỉ chơi với ông bà thôi; nhưng làm sao cấm con nghịch ngợm, khám phá thế giới được. Để rồi cuối cùng hậu quả là con vào bệnh viện vì nhiễm giun.

Fugarca

TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục – Bệnh viện Nhi Trung Ương đang tuyên truyền tại hội thảo huấn luyện: “Tẩy Giun Học Đường” cho thầy cô tại các trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội

Rất may là bác sỹ đã chia sẻ cho tôi cách phòng ngừa nhiễm giun mà bé vẫn có thể tự do vui đùa. Hướng dẫn này mà được áp dụng rồi thì con tôi cứ tự do chơi hè, còn vợ chồng tôi thì bớt lo lắng hơn nhiều, những điều này đều rất dễ nhớ:

1. Nhắc nhở con thường xuyên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, và đồng thời luôn giữ thói quen ăn chín, uống chín ở mọi lúc mọi nơi.

2. Khi con từ 1 tuổi trở lên nên tẩy giun định kỳ 2 lần/năm. Để dễ nhớ, các mẹ hãy lấy cột mốc 06/01 và 01/06 (Quốc tế thiếu nhi), 6-1- 1-6 bây giờ đã trở thành thần chú giúp hổ trợ điều trị và phòng ngừa nhiễm giun đường ruột cho Su rồi đấy!

3. Chọn thuốc tẩy giun có thành phần Mebendazol 500mg, đây là hoạt chất có khả năng tẩy giun hiệu quả. Nhưng các mẹ cần lưu ý, Mebendazol 500mg có 3 dạng thù hình: polymorph A, B và C. Trong đó, giới y khoa đánh giá polymorph C là có hoạt tính tẩy giun hiệu quả nhất, ít độc tính, dung nạp tốt khi sử dụng.

4. Ngoài việc tẩy giun cho bé, các mẹ cũng nên tẩy giun đồng loạt cho các thành viên trong gia đình cùng thời điểm để tránh lây nhiễm chéo trở lại. Chỉ như vậy thì cả gia đình mới không lo nhiễm giun đường ruột.

Trong tháng 3 và 4 năm 2017, Viện Sốt Rét – Ký Sinh Trùng – Côn Trùng Trung Ương triển khai chương trình “Tẩy giun học đường-2017” cho 680 cán bộ y tế thuộc các trường tiểu học trên địa bàn Tp.HCM và Hà Nội. Ngoài ra, chương trình cũng đang được triển khai ở 17 trường tiểu học ở địa bàn Tp.HCM và Hà Nội. Dự kiến đợt này có khoảng 17,000 trẻ em được tiếp cận thông tin về tầm quan trọng của việc định kỳ tẩy giun ít nhất 2 lần trong năm.


Minh Ngọc

 (Nội dung do Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phụ trách và được tài trợ bởi Janssen Cilag Ltd.)