Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hít phải vật lạ trong không khí. Bình thường khi gặp vật lạ, cơ thể sẽ có những phản ứng nhằm bảo vệ.

Tuy nhiên, nếu phản ứng xảy ra quá mức, gây ra những tổn hại cho cơ thể thì gọi là phản ứng dị ứng hay trầm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong thì gọi là phản ứng phản vệ.

Tuy không đe doạ tính mạng, nhưng Viêm mũi dị ứng lại gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh, trong thời gian kéo dài. Nó thường kết hợp với viêm tai giữa, viêm mũi xoang, suyễn…

Ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, số bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng quanh năm ngày càng tăng. Chưa có số liệu thống kê nhưng số bệnh nhân viêm mũi dị ứng đang có khuynh hướng tăng dần tại các thành phố công nghiệp trong nhiều năm gần đây. Những trường hợp dị ứng từ môi trường làm việc như ở các xí nghiệp da giày, cắt may, hóa chất tăng đáng kể.

Đa số những người bị viêm mũi dị ứng là dưới 45 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 21-30. Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường giúp hạn chế mắc chứng viêm mũi dị ứng.

viêm mũi dị ứng, nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng, dị ứng chữa ở đâu, tạp chí sức khỏe bộ y tê, sức khỏe bộ y tế, khoe24h

Nguyên nhân gây bệnh?

Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta có vai trò chống lại những thành phần có hại cho cơ thể như vi khuẩn, virus. Nhưng ở những người bị viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch lại phản ứng quá mức đối với những thành phần hầu như vô hại như phấn hoa… gây ra phản ứng viêm và kích thích gọi là phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạc phủ ở bề mặt mũi, các xoang và mắt.

Có 2 loại viêm mũi dị ứng:
– Viêm mũi dị ứng theo mùa: thường do phấn hoa và các bào tử trong gió, có thể xuất phát từ: cỏ, cây, nấm mốc, lá cây khô…
– Viêm mũi dị ứng quanh năm: Gây ra bởi những tác nhân trong nhà như các con ve, mạt, bụi nhà và các mảnh da bong tróc của các thú nuôi…

Đôi khi, có thể là do các bào tử nấm mốc phát triển ở trên các giấy dán tường, cây trồng trong nhà, rèm thảm, bàn ghế hoặc các vật được bọc vải,…

Hiếm hơn là do dị ứng với thức ăn.

Ngày càng có nhiều người bị viêm mũi dị ứng. Giống như suyễn và chàm, nó có tính chất gia đình.

Các biểu hiện thường thấy của viêm mũi dị ứng

Cảm giác như bị “cảm” kéo dài.
Ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy mũi, thường là chảy mũi loãng trong
Đau đầu. Đau, cảm giác ù và đầy tai.
Đau họng và khạc đàm kéo dài. Ho khan.
Rối loạn giấc ngủ và ngáy.
Mất mùi và mất vị giác. Kém tập trung.
Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt.

Các triệu chứng phụ bao gồm:
– Bệnh nhân có thể bị chảy mũi sau họng, gây khịt mũi, hắng giọng và ho.
– Mũi nghẹt, phải thở bằng miệng gây viêm họng, khô họng, viêm thanh quản.
– Chóp mũi viêm đỏ và trầy da do chà xát thường xuyên vì ngứa.
– Ở trẻ em, ít có những triệu chứng điển hình trước 2 tuổi.
– Các triệu chứng có thể xuất hiện theo thời vụ (viêm mũi theo mùa) hay liên tục (viêm mũi quanh năm).
– Khi soi mũi sẽ thấy niêm mạc mũi phù nề, mọng, có màu tái nhợt. Trong hốc mũi đầy chất tiết trong, loãng.

viêm mũi dị ứng, nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng, dị ứng chữa ở đâu, tạp chí sức khỏe bộ y tê, sức khỏe bộ y tế, khoe24hêm mũi dị ứng, nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng, dị ứng chữa ở đâu, tạp chí sức khỏe bộ y tê, sức khỏe bộ y tế, khoe24h

Cách điều trị viêm mũi dị ứng

Mục tiêu của điều trị là làm thuyên giảm triệu chứng và cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với dị nguyên (các tác nhân gây ra dị ứng).

Có 3 phương thức căn bản để điều trị viêm mũi dị ứng:

– Về mặt khoa học, điều đầu tiên cần làm là phải tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống. Tuy nhiên trong thực tế, đa số bệnh nhân không thể hoặc không muốn thực hiện điều này, vì vậy uống thuốc là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất. Chỉ khi 2 biện pháp này thất bại thì người ta mới xem xét đến phương pháp thứ 3 là thay đổi miễn dịch (miễn dịch liệu pháp – immunotherapy)

Ngoài ra, mặc dù viêm mũi dị ứng thường được điều trị nội khoa, nhưng trong một số trường hợp người ta cần đến phẫu thuật. Đó là khi cần giải quyết bệnh tích ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng tiến triển tạo nhiều polyp (thường gọi là thịt dư), hoặc niêm mạc cuốn mũi thoái hoá quá mức gây nghẹt mũi nhiều không thể phục hồi dù đã uống thuốc tích cực.

Tóm lại:

Cách điều trị tốt nhất là phòng tránh tiếp xúc dị nguyên.

Tốt nhất là dùng thuốc để phòng ngừa các cơn dị ứng, hơn là chữa các hậu quả của phản ứng.

Nếu dùng corticoids thì an toàn nhất là dùng dạng thuốc phun tại chỗ.

Đối với những bệnh nhân bị dị ứng cần phẫu thuật, nên chữa dị ứng trước mổ để đảm bảo kết quả.

Phẫu thuật không chữa được viêm mũi dị ứng, nhưng nếu giải quyết được những lệch lạc về cấu trúc trong mũi thì rất có lợi. Có thể làm giảm 30-60% những triệu chứng của viêm mũi dị ứng do làm giảm các tác nhân gây kích ứng.

Không phải bị nhảy mũi là bị dị ứng.

Chỉ dùng kháng sinh trong các trường hợp bội nhiễm.

Nếu việc chữa trị một bệnh nhân dị ứng đang tốt bỗng trở nên không hiệu quả, cần xem lại dị nguyên có bị thay đổi không, bị viêm mũi do thuốc hay bị bội nhiễm.

Làm gì để phòng tránh bệnh?

Nếu bị viêm mũi dị ứng theo mùa:

Nên ở trong nhà, đóng các cửa sổ.

Sử dụng máy lạnh thông khí, tránh sử dụng quạt vì nó có thể mang các dị nguyên bên ngoài vào.

Tắm, hoặc thay quần áo sau khi đi ra ngoài, tránh phơi quần áo ngoài trời.

Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng quanh năm:

Vệ sinh chăn gối, sử dụng áo bọc chăn gối.

Sử dụng máy lọc không khí.

Tránh các con vật nuôi.

Làm giảm sinh mốc: Không để các đồ chơi thú nhồi bông ở giường ngủ. Giặt chiếu gối hàng tuần bằng nước nóng.

Làm sạch những bề mặt sinh mốc ở máy lạnh, máy điều hoà độ ẩm. Giữ độ ẩm trong nhà ít hơn 50%…

Tăng cường sức đề kháng

Giữ ấm: Vào mùa lạnh cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt khu vực vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh. Đối với những ai phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm cần lưu ý vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang.

Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng có thẻ sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm khi đi ra ngoài đường.

 Vệ sinh vùng tai, mũi, họng. Đường hô hấp trên nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì tạo điều kiện cho các vi khuẩn ký sinh sinh sống và phát triển. Vì vậy cần vệ sinh họng, răng, miệng thật tốt: hằng ngày đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi… cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mãn tính dễ gây viêm xoang về sau.

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để làm loãng chất tiết nhày, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhày thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.

Sử dụng thuốc hợp lý. Không nên lạm dụng một số thuốc nhỏ mũi, xịt mũi vì có thể bị lệ thuốc, gây nhờn thuốc, nhỏ thuốc đúng liều để tránh những tác dụng phụ đi kèm. Ngoài ra những người đã bị viêm xoang mãn tính nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và đi khám sớm khi có những nghi ngờ biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp.

Khi bị viêm xoang, viêm mũi, bạn cũng có thể xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc nước có pha một chút tinh dầu bạc hà giúp thông mũi.

Theo khoe24h.vn