Thói quen uống chè tươi đã là một phong cách sống nhàn nhã, thú vị của nhiều người. Và cây chè không chỉ dùng để làm thức uống, chúng còn mang lại rất nhiều lợi ích khi sử dụng trong Đông y.

Cây chè (nhiều nơi gọi là trà, trà tươi) là một phần thưởng mà thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống. Trong Đông y, nhờ vào thành phần dinh dưỡng đa dạng (đặc biệt là tannin) mà lá chè được dùng để trị hôi miệng, lở miệng, tiêu chảy, bôi ngoài da trị mụn nhọt, lở loét…

Chè là loại thức uống rất phổ biến và đặc biệt tốt cho người già. Tỳ vị người già thường bị suy nhược, trì trệ nên uống nước chè nóng buổi sáng sẽ làm ấm trung tiêu, mạnh vị khí. Nước chè giúp thông tiểu (nhờ caffeine và theophylline). Người già uống không đủ nước, ít ra mồ hôi nên thông tiểu nhẹ là điều cần làm. Chất caffeine trong lá chè giúp tinh thần người già trở nên hưng phấn. Ngoài ra, chè tươi có nhiều chất chống ô-xy hóa, chống lão hóa.

Chè tươi: Loại thức uống tốt cho sức khỏe

Từ rất lâu, người Trung Quốc đã biết sử dụng lá chè xanh vào trong y học. Họ dùng chúng để điều trị mọi thứ từ đau đầu đến suy nhược. Cho đến nay, nhiều nghiên cứu ở phương Đông lẫn phương Tây đã đưa ra nhiều bằng chứng về lợi ích của lá chè. Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ phát hành đưa ra kết quả trong một nghiên cứu dịch tễ học, uống chè tươi có thể giảm đến 60% nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản ở nam giới và phụ nữ Trung Quốc.

trà xanh 1

Hợp chất có trong chè xanh ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư

Theo những nghiên cứu gần đây của trường Đại học Purdue, Mỹ, hợp chất có trong chè xanh ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Bên cạnh đó, uống chè tươi sẽ làm giảm nồng độ cholesterol, cải thiện tỷ lệ của cholesterol tốt…

Ngoài ra, chè tươi còn ngừa các bệnh mục xương, chứng tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Nó được xem là thực phẩm làm chậm lão hóa và tăng cường trí nhớ. Chè tươi còn giúp người dùng cảm thấy thoải mái tinh thần và làm giảm sự bực bội.

Những bài thuốc hay không thể bỏ qua từ lá chè tươi

trà xanh 2

Có rất nhiều bài thuốc trị các bệnh thông thường từ lá chè xanh

Cảm mạo: Dùng 3g lá chè, 1 chút muối ăn, hãm trong nước sôi uống 4-6 lần trong ngày sẽ chữa cảm rất hiệu quả. Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng, dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.

Phong nhiệt, đau đầu, mắt đỏ: Dùng 6g lá chè, 10g hoa cúc, hãm với nước sôi, ngày uống 2-3 lần.

Trúng nắng (cảm nắng): 6g lá chè, 6g đạm trúc diệp, hãm với nước sôi, uống nóng, mỗi ngày 2-3 lần. Dùng cho người bị bệnh thử nhiệt tân phiền, miệng khát thích uống nước, tiểu ít, nước tiểu vàng.

Đi tả dài ngày: Đi tả lâu chưa khỏi, dùng 6g lá chè, 2 quả ô mai, 15g đường đỏ, hãm với nước sôi đậy kín nắp, 15 phút sau uống, mỗi ngày 2-3 lần, liên tục trong 3 ngày.

Ăn không tiêu: Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà đã sao, 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, uống sau 10 phút, có thể hỗ trợ điều trị đầy bụng, ợ chua, kém ăn.

Bệnh lao hạch: Lấy 3-5g lá chè xanh, hãm uống một lần, ngày 2 lần, uống kiên trì thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

Bệnh cholesterol trong máu cao: Lấy một nắm chè hãm với nước sôi uống, ngày dùng 2-3 lần.

Đau răng, nhiệt miệng: Thường xuyên dùng nước chè súc miệng sẽ có tác dụng diệt khuẩn tiêu viêm, sinh cơ của lá chè để trị bệnh đau răng và nhiệt miệng.

Viêm đường tiết niệu: Lá chè có tác dụng lợi tiểu, kiềm chế vi khuẩn, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó uống nước chè vừa phải có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu. Có thể dùng với kim tiền thảo, có tác dụng lợi thủy thông niệu, mỗi lần 6g, hãm với nước sôi uống, có hiệu quả cao.

Phụ nữ đau bụng kinh: 3g lá chè,2 miếng gừng, 10g đường đỏ, đem hãm trong nước sôi 5 phút, để uống dần trong ngày.

Chữa bệnh ngoài da

Bị bỏng: Lấy nước chè nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội đắp lên hay vẩy nước chè đặc nguội vào chỗ bỏng, sẽ giảm đau đớn, phòng ngừa bị phồng da, giúp vết bỏng mau lên da non.

Bị ong đốt: Lấy một ít bã chè đã hãm một lần, xát vào chỗ bị ong đốt hoặc lấy lá chè giã nát đắp vào chỗ bị đau.

Bệnh đậu mùa, thủy đậu, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đem lá chè nghiền thành bột, hòa với nước chè đặc đắp vào chỗ đau hoặc thường xuyên dùng nước chè đặc để tắm, rửa chỗ đau.

Viêm da do lội ruộng (nước ăn chân): 400g lá chè già, 60g phèn chua, đổ vào nước đun thành nước đặc, để nguội bôi vào chỗ đau.

Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy một nhúm chè nhỏ đâm nhuyễn đắp vào chỗ nẻ, dùng băng buộc vào, sáng hôm sau bỏ ra.

Da lở loét: Dùng chè vụn đun lấy nước, rửa lúc còn ấm hoặc dùng lá chè vụn đắp vào chỗ đau.

Da cháy nắng: Dùng nước chè lạnh rửa chỗ da bị cháy nắng. Nếu tình trạng nặng, có thể cho nước chè đặc vào nước tắm, ngâm chỗ da bị cháy nắng vài phút rồi lau khô, bôi giấm vào sẽ thấy hiệu quả.

Lỗ đeo khuyên tai bị viêm (còn gọi nên tổ kén): Bỏ khuyên tai ra, dùng cồn hoặc nước muối nhạt rửa sạch chỗ xỏ lỗ tai. Sau đó cuộn lá chè to đeo vào thay khuyên tai, chứng viêm ngứa hôm sau sẽ khỏi.

Khi dùng nước chè tươi cần lưu ý:

trà xanh 3

Không uống chè trước khi ngủ vì có chất kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon của bạn.

Không uống chè trước khi ngủ vì có chất kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon của bạn.

Không uống nước chè sau khi ăn, khi đói bụng. Cũng không nên dùng nước chè đã để qua đêm.

Không uống thuốc bằng nước chè.

Không nên uống chè quá đặc vì sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, làm suy giảm khả năng hấp thụ chất sắt lâu ngày dẫn đến thiếu máu, thiếu vitamin B1.

Người bị suy dinh dưỡng, mất ngủ, loét dạ dày và tá tràng, táo bón, đặc biệt là những người có bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, khi đói mà uống nước chè đặc, bệnh sẽ thêm nặng. Ngoài ra, phụ nữ có thai uống nước chè đặc, lượng sữa sẽ bị giảm.

Nước pha chè tươi hoặc chè xanh không được nấu sôi  nhiều lần vì sẽ làm giảm lượng ô-xy hòa tan cần thiết cho các phản ứng ô-xy hóa các chất trong trà. Vì vậy, đối với chè tươi và trà xanh, sử dụng phương pháp hãm là tốt nhất. Không nên hãm chè quá 3 phút vì sẽ làm giảm chất dinh dưỡng.

Theo khoe24h.vn