Buồng trứng cũng bị lão hóa sao? Hẳn rất nhiều chị em thắc mắc khi đọc tiêu đề bài viết nguyên nhân và cách chống lão hóa buồng trứng này.

Sự thật thì việc buồng trứng bị lão hóa là hoàn toàn chính xác. Và trước khi chúng kịp lão hóa, ta phải biết cách chống lão hóa buồng trứng, ngăn chặn điều tồi tệ này xảy ra càng sớm càng tốt.

1. Lão hóa buồng trứng là gì?

Lão hóa buồng trứng hay còn có tên gọi khác là suy buồng trứng sớm. Là một bộ phận trong cơ thể nên buồng trứng cũng có nguy cơ bị lão hóa, giống với nhiều bộ phận khác như da, tóc…

Lão hóa buồng trứng cũng có nhiều điểm tương tự như mãn kinh, song nó xảy ra sớm hơn, lúc chị em khoảng 40 tuổi. Lúc này, sau nhiều năm hoạt động hai buồng trứng đã suy yếu, cạn kiệt sức lực và không thể hoạt động trở lại bình thường.

2. Nguyên nhân

Có hai nguyên nhân dẫn tới căn bệnh trên, một là nguyên nhân tự phát và hai là nguyên nhân chủ quan.

• Nguyên nhân tự phát: Kinh nguyệt không đều; mắc bệnh và phải phẫu thuật vùng chậu; cắt một bên buồng trứng hay phải tiến hành các hóa trị, xạ trị.

• Nguyên nhân chủ quan: Nạo phá thai dẫn tới viêm nhiễm; không giữ vệ sinh sạch sẽ; quan hệ bừa bãi dẫn tới nhiễm trùng đường sinh sản; kích trứng tăng khả năng thụ thai; giảm cân đột ngột; sử dụng các chất kích thích…

Lão hóa buồng trứng có nhiều biểu hiện giống với mãn kinh, nhưng lại xảy ra trước độ tuổi mãn kinh thông thường. (Ảnh minh họa)

3. Triệu chứng

Kinh nguyệt không đều, lúc có lúc không hoặc ngừng hẳn là triệu trứng rõ nhất, thể hiện căn bệnh lão hóa buồng trứng. Bên cạnh đó, chị em còn có các triệu chứng phụ khác tương tự như mãn kinh, ví dụ: âm đạo khô, đau rát khi quan hệ khiến bạn không còn hứng thú, vã mồ hôi về đêm, bốc nóng, khó tập trung, dễ kích động…

4. Lão hóa buồng trứng gây nguy hiểm như thế nào?

Bạn nghĩ rằng lão hóa buồng trứng xảy ra ở độ tuổi ngoài 40, khi đó phần lớn phụ nữ đều đã sinh con nên căn bệnh này không có gì đáng lo ngại? Suy nghĩ này hết sức sai lầm. Lão hóa buồng trứng gây ra một loạt các căn bệnh đáng sợ như bệnh tim mạch, loãng xương, tâm trạng thay đổi thất thường, mất khả năng sinh sản…

5. Chống lão hóa buồng trứng

Điều quan trọng nhất trong những cách chống lão hóa buồng trứng, đó là không quan hệ tình dục bữa bãi, nạo phá thai nhiều lần.

Tiếp đến, hạn chế sử dụng các chất gây nghiện và các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt có ga…

Chế độ dinh dưỡng là điều quan trọng thứ 3. Một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều ngũ cốc, rau củ sẽ giúp buồng trứng hoạt động trơn tru hơn so với chế độ ăn uống vô tội vạ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng…

Thường xuyên tập thể dục sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh, không chỉ phòng tránh lão hóa buồng trứng mà còn tránh được nhiều các loại bệnh khác.

Cuối cùng, là đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Hãy đi ngủ trước 23 giờ đêm để các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi, lấy lại sức lực sau một ngày làm việc mệt mỏi và chuẩn bị sức lực chuẩn bị chào đón một ngày mới.

Căn bệnh lão hóa buồng trứng hiện chưa có thuốc điều trị. Tuy nhiên, trong y học vẫn có một vài phương pháp can thiệp làm giảm thiểu sự khó chịu, phổ biến nhất là liệu pháp HRT.

Liệu pháp HRT giúp bổ sung estrogen và hormone cho cơ thể, khi cơ thể đã ngừng sản xuất (hoặc sản xuất rất ít do thoái hóa buồng trứng). Estrogen và hormone sẽ cải thiện sức khỏe tình dục và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Do chưa có cách chống lão hóa buồng trứng nào ngăn chặn triệt để căn bệnh trên, vậy nên tất cả chúng ta hãy tự bảo vệ sức khỏe ngay từ chính những thói quen nhỏ nhặt thường ngày, chị em nhé!

Theo mevacon