Các vấn đề về sức khỏe do nắng nóng kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến 4 nhóm đối tượng gồm trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và người có bệnh nền.
Nắng nóng kéo dài kéo theo nhiều hệ luỵ sức khỏe như da cháy nắng, say nắng, hạ natri máu,… Đặc biệt, nắng nóng gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhóm đối tượng sau.
4 nhóm người đặc biệt cẩn thận sức khỏe khi nắng nóng kéo dài
Người có bệnh nền
Người có bệnh nền cũng thuộc nhóm đối tượng nguy cơ dễ bị bệnh hơn trong những ngày thời tiết nắng nóng kéo dài và gay gắt. Bệnh nền mạn tính khiến sức đề kháng suy giảm, khả năng điều nhiệt của cơ thể không ổn đinh.
Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan đến nhiệt độ cao có thể tăng lên ở những người sử dụng các loại thuốc như thuốc hướng tâm thần, thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc an thần, thuốc lợi tiểu,…
Người già
Người lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên) dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài hơn người trẻ tuổi vì cơ thể không hạ nhiệt hiệu quả. Căng thẳng do nhiệt có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng sức khỏe bệnh tim, phổi và thận.
Đồng thời nhiệt độ quá cao có thể gây mê sảng. Đặc biệt, những người có vấn đề về nhận thức hoặc mất trí nhớ có thể không hiểu được những nguy cơ sức khỏe của mình hoặc có thể không có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Và không chỉ sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng. Việc phải ở trong nhà cả ngày để giữ mát và chịu đựng căng thẳng do nắng nóng kéo dài có thể khiến người lớn tuổi chán nản và cảm thấy cô đơn. Người cao tuổi bị khuyết tật về thể chất, khả năng di chuyển hạn chế,… là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng về mặt sức khỏe tinh thần trong thời điểm nắng nóng kéo dài.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị kiệt sức vì nóng, say nắng hoặc các bệnh khác liên quan đến nắng nóng kéo dài cao hơn phụ nữ không mang thai. Điều này là do cơ thể phụ nữ trong thai kỳ phải làm việc nhiều hơn để hạ nhiệt cho cả cơ thể bà bầu và em bé đang phát triển. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng dễ bị mất nước hơn. Điều này cũng có nghĩa là cơ thể sẽ không thể tự làm mát bằng cách đổ mồ hôi.
Khi nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cơ thể (bên trong cơ thể) của bà bầu có thể tăng lên. Trong một số trường hợp, nhiệt độ bên trong cơ thể tăng lên và sốt khi mang thai có liên quan đến dị tật bẩm sinh và các biến chứng thai kỳ khác.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cực cao, nắng nóng kéo dài? Điều này có thể được lý giải thông qua các nguyên nhân sau:
-
- Đặc điểm thể chất: Trẻ em có tỷ lệ khối lượng cơ thể trên diện tích bề mặt nhỏ hơn so với người lớn. Điều này khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị mắc bệnh và tử vong liên quan đến nhiệt hơn. Hơn nữa, trẻ em dễ bị mất nước hơn người lớn vì trẻ có thể mất nhiều chất lỏng nhanh hơn.
- Hành vi: Trẻ em chơi bên ngoài nhiều hơn người lớn và điều này làm cho trẻ có thể có nguy cơ bị say nắng và kiệt sức cao hơn. Trẻ có thể thiếu khả năng phán đoán để hạn chế gắng sức trong thời tiết nắng nóng kéo dài và bù nước sau thời gian dài dưới trời nắng. Ngoài ra còn có các báo cáo thường xuyên về trường hợp trẻ sơ sinh tử vong khi bị bỏ quên trong xe không có người giám sát, điều này cho thấy nhiều phụ huynh chưa thật sự cẩn thận với sự nguy hiểm của các đợt nắng nóng kéo dài.
Bí quyết bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng kéo dài
Với thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, cần chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe. Cụ thể:
-
- Uống nhiều nước: Cần đảm bảo uống nhiều nước khi vui chơi hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời, đặc biệt nếu trẻ tham gia các môn thể thao mạnh hoặc người lớn có vận động gắng sức. Nên uống nước trước, trong và sau thời gian ở ngoài. Nên duy trì uống sáu đến tám ly nước mỗi ngày. Ưu tiên uống đồ uống có natri và các chất điện giải khác.
- Ở trong nhà, nơi râm mát nhiều hơn: Tốt nhất, các nhóm đối tượng có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe khi thời tiết nắng nóng như người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền nên tránh ở ngoài trời trong thời gian nắng nóng gay gắt quá mức. Đặc biệt cần lưu ý không bao giờ để trẻ trong xe hơi đang đỗ, ngay cả khi cửa sổ mở.
- Lựa chọn quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát: Để tránh các vấn đề sức khỏe khi thời tiết nắng nóng, nên ưu tiên lựa chọn quần áo nhẹ, rộng rãi và thoải mái. Ưu tiên các loại vải thoáng khí và có độ thấm hút mồ hôi tốt.
- Tăng cường sức đề kháng mùa nắng nóng: Tránh caffeine, muối và rượu. Thay vào đó, nên lựa chọn các loại nước ép trái cây để giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết. Ăn nhiều rau củ quả, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin C.
- Che chắn cẩn thận khi ra ngoài: Với thời tiết nắng nóng kéo dài và gay gắt, khi cần ra ngoài, nên che chắn cẩn thận. Mặc áo khoác, đeo khẩu trang, nón và kính mát, vớ,… để hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Duy trì dùng thuốc: Người cao tuổi, người có bệnh nền hoặc những người đang dùng thuốc điều trị một bệnh lý nào đó cần duy trì việc dùng thuốc để đảm bảo tình trạng sức khỏe luôn ổn định.
Nắng nóng kéo dài làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe, đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi và ngừoi có bệnh nền. Do vậy, cần chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân để tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra bạn nhé!
Theo mevacon
- Cùng Con Đi Khắp Thế Gian hợp tác cùng Geniebook Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động dành cho trẻ em
- Cách uống trà xanh đúng cách để giảm cân an toàn
- Thảnh thơi nghỉ dưỡng với trọn gói phòng ở và ba bữa ăn tại Pandanus Resort
- Giảm sạm, tàn nhang nhờ sữa và khoai tây
- Murad VN tổ chức khóa đào tạo “Công nghệ Thay da đổi sắc 3 trong 1”