Xì hơi là một hoạt động sinh lý hết sức bình thường. Ngoài tác dụng tống đẩy các loại khí thừa trong đường tiêu hóa ra khỏi cơ thể, xì hơi còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, liệu xì hơi nhiều quá thì có hại gì không?

Mặc dù đã quá quen thuộc với việc xì hơi, nhưng nhiều người vẫn còn “mơ hồ” không biết xì hơi nhiều là bệnh gì. Dưới đây là 6 căn bệnh liên quan đến xì hơi mà bạn cần biết.

Xì hơi là gì?

Xì hơi là một phản ứng sinh lý hết sức bình thường của cơ thể con người. Cụ thể, đây là hành động thải khí ra khỏi đường ruột qua hậu môn.

Nguyên nhân xảy ra xì hơi do nguồn thức ăn trong dạ dày chưa được tiêu hóa hết. Khi chỗ thức ăn còn sót lại này xuống tới đại tràng sẽ được vi khuẩn phân hủy, bài tiết khí thải và khí thải đó chính là hiện tượng xì hơi mà chúng ta thường gặp phải.

Khí thải khi xì hơi bao gồm những gì?

Khi thải khi cơ thể xì hơi bao gồm khí nito, oxy, metan, CO2, hidro và một số loại khí khác. Điều kì lạ khi gặp lửa, những loại khí này có khả năng… bốc cháy cực cao.

Khí tạo ra do xì hơi tuy chỉ là hàm lượng cực nhỏ nhưng lại chiếm 1/3 thể thích phòng trở lên. Nguy hiểm hơn, với khả năng “độc chiếm” như vậy thì chúng ta có thể… chết vì ngạt thở. Chuyện thật mà như đùa.

Xì hơi nhiều là bệnh gì?

Thực ra, về bản chất thì xì hơi không phải bệnh. Tuy nhiên, xì hơi với tần suất nhiều, liên tục lại là biểu hiện của một số loại bệnh dưới đây:

Bệnh đường ruột

Xì hơi quá nhiều là một trong những dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã mắc bệnh liên quan đến đường ruột như viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhu động ruột hay hội chứng kích thích ruột…

Riêng trường hợp viêm ruột già, đi kèm với xì hơi còn là các biểu hiện phụ như đau bụng, tiêu chảy, đại tiện ra máu…

Rò hậu môn

Hay còn gọi là mạch lươn, căn bệnh này có vẻ còn quá xa lạ với mọi người. Rò hậu môn tức bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy, thậm chí đau nhẹ khi xì hơi qua lỗ rò ở hậu môn. Rò hậu môn nếu không được chữa trị kịp thời còn dẫn đến trĩ hoặc nứt kẽ hậu mộn, gây khó chịu và nguy hiểm cho con người.

Ung thư

Ung thư là căn bệnh không có thuốc chữa, nhiều người vô cùng sốc, không hiểu tại sao chỉ một cử chỉ nhỏ như xì hơi cũng có thể dẫn đến căn bệnh chết người này? Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính là do khi bạn tiêu thụ thức ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, chúng sẽ vượt qua khả năng hấp thụ của đường ruột.

Khi đi tới đại tràng, các chất dinh dưỡng dư thừa này sẽ bị lên men, làm tăng thêm các amin khiến mùi khí phát ra nồng nặc hơn, dẫn đến ung thư đại tràng.

Bệnh dạ dày

Cụ thể là đau dạ dày và viêm dạ dày. Còn trong trường hợp gặp các triệu chứng phụ đi kèm như ợ nóng, tiêu chảy thì rất có thể bạn bị trào ngược dạ dày do cơ thể không dung nạp lactose và gluten mà không hay biết.

Sự chủ quan có thể dẫn đến cái chết rất nhanh. Do đó, khi nhận thấy cơ thể dạo gần đây xì hơi nhiều hơn, kèm theo các biểu hiện trên bạn nhớ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh sớm nhất nhé.

Xì hơi bao nhiêu lâu thì nên đi bác sĩ khám?

Nếu bị xì hơi thường xuyên, với tần suất liên tục khoảng 20 lần/ngày, trong một tuần thì bạn nên chuẩn bị tinh thần tới các cơ sở y tế, gặp bác sĩ. Lúc này, không chỉ là hiện tượng thông thường mà dấu hiệu xì hơi của bạn đã trở thành bệnh lý đáng lưu tâm rồi.

Qua bài viết trên, chúng ta đã phần nào hiểu được về việc xì hơi của con người và xì hơi nhiều là bệnh gì. Hy vọng những kiến thức bổ ích mà Mẹ&Con mang lại sẽ giúp mọi người có cái nhìn đứng đắn hơn về hiện tượng xì hơi, cũng như quan tâm đến sức khỏe bản thân nhiều hơn để kịp thời khám và chữa trị, phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra.

Theo mevacon