Nhưng thời nay, nhiều kiểu lừa lắm, không tinh tướng là dính ngay. Nói đâu xa, hàng giả hàng nhái, tên các nhãn hàng nổi tiếng mình phải biết. Lại còn tinh thông đọc các nhãn hiệu, bao bì nữa, mới biết tính năng tác dụng. Thì như đơn để bên trong thuốc đó, nhiều tờ chi chit dày như lá sớ. Ai mà đọc hết. Chỉ xem chỉ định, cách dung, chống chỉ định xong là vứt chứ ai có thì giờ ngồi đọc hết   “lá sớ” chữ thường nhỏ chưa bằng nửa con kiến.

Trên mạng thỉnh thoảng lại rộ lên những  “trào lưu” dung từ ngữ, nghe rất “giật mình” như: “Các mẹ ơi biết tin gì không?”. Thế là chúi vào đọc. Chả biết có phải do xu hướng dễ tin và ham giật gân nóng sốt, ưa đọc những tin  “rò rỉ” hay không, mà đám lừa đảo lan truyền các chiến dịch như “Mình có ông chú làm ở Viettel cho biết… Có thể mọi người không tin nhưng cam đoan 100% sự thật”.

Phải luôn cảnh giác, vì thời nay có nhiều kiểu lừa rất tinh vi.

Tin rò rỉ nói rằng ở Viettel đang có chương trình ưu đãi cho nội bộ nhân dịp kỷ niệm thành lập… nạp thẻ tăng 10 lần giá trị… Mau lên, chỉ trong mấy ngày thôi…

Rồi bây giờ ai cũng đã biết cái trò  “Ông chú Viettel” rồi. Chắc là nó đánh trúng vào thực tế ở xã hội ta luôn nhiều sự lắt léo, quen thân tay trong vớ bở. Thế là tin sái cổ. Giờ xuất hiện   “Bà cô ở Mobie” “Bà chị ở Vina…”. Nhớ hồi nào ở Hà Nội, người đi đường bị cảnh sát giao thông thổi còi đã có chiêu lừa “Em là cháu chú Nhanh” (tên vị giám đốc Công an Hà Nội ).

Buồn cười, lan ra thành dịch, không biết các ông chú ấy sao nhiều con cháu thế không biết.

Những trò như thế, nếu không của dân  “tinh tướng” rất giỏi tâm lý, thì ai vào đây mà nghĩ ra trò quái quỉ như thế? Cho nên, mình không thể “ngây thơ, khờ dại, trong sáng” được. Bị lừa chết. Từ người giả ăn xin cũng lừa được, cho nên bắt buộc phải khôn lanh – mà phải oai như tướng mới không sợ bị ăn hiếp.

Phải luôn cảnh giác, vì các món lừa cũng rất tinh vi, nó cũng dựa theo  “khẩu vị” của ta đó là “các mẹ đã biết chưa ạ?”.

Ân Quang

Nguồn: tapchithoitrangtre