Việc cho trẻ học ngoại ngữ muốn đạt hiệu quả cao, cha mẹ cần thiết nên để con làm quen vào hai giai đoạn cực kỳ quan trọng này.
Giai đoạn nền tảng cho trẻ học ngoại ngữ
Được tính từ tuần thứ 30 của thai kì cho đến trẻ tròn 3 tuổi.
Nghiên cứu của Giáo sư Christine Moon và cộng sự tại Đại học Washington (Mỹ) đã cho thấy: Trẻ có khả năng phân biệt ngôn ngữ của mẹ hay dùng và ngoại ngữ (ngôn ngữ thứ 2) từ tuần thứ 30 của thai kì.
Những phát triển các tế bào não bộ liên quan đến ngôn ngữ sẽ tiếp tục giúp trẻ nhận biết môi trường ngôn ngữ bên ngoài. Vào lúc sinh, trẻ có thể đáp ứng lại những gì trẻ vừa nghe.
Trong các nghiên cứu về não bộ và ngôn ngữ, trẻ phát triển nhận biết các nguyên âm (a, e, i, o) trước, sau đó là một số phụ âm đơn giản (b, n, d) và phụ âm ghép (ph, nh, kh).
Trẻ só sự phân biệt rất rõ ràng khác biệt về ngữ âm giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ, ngay cả người lớn học và sử dụng ngoại ngữ nhiều năm đôi lúc sẽ có một vài sai sót, nhưng đối với trẻ là không có sự sai sót.
Giai đoạn phát triển cho trẻ học ngoại ngữ
Từ khi trẻ bắt đầu 3 tuổi trở về sau đến trước 7 tuổi.
Từ 3 tuổi, trẻ mới phát triển tương đối khả năng nhận thức đầy đủ và sử dụng tốt các ngữ âm mặc dù tất cả sự chuẩn bị như phân biệt ngữ âm đều đã sẵn sàng. Do đó, từ 3 – 7 tuổi mới thực sự là thời điểm học và làm quen sử dụng ngôn ngữ thứ 2.
Sau 7 tuổi, trẻ có thể gặp vài khó khăn để thành thạo 2 ngôn ngữ cùng lúc. Lưu ý, chỉ là khó khăn, chứ không có nghĩa là không thể. Do đó, ngoại ngữ đều có thể học ở bất kì độ tuổi nào, chỉ cần có phương pháp phù hợp.
Yếu tố môi trường giúp phát triển vùng học ngôn ngữ của trẻ
Môi trường làm quen với ngoại ngữ
Nếu bạn muốn trẻ học ngoại ngữ gì sau 3 tuổi thì từ thai kì tuần thứ 30, bạn nên có 1 thói quen nghe 3-5 đoạn hội thoại ngắn tầm 3-6 phút mỗi ngày. Hoặc nếu có chồng hoặc vợ biết ngoại ngữ đó, hãy nói chuyện với họ. Trẻ sẽ nghe các âm thông qua bạn.
Khi trẻ từ 0 đến hết 2 tuổi, hãy chọn 1-2 dịp trong ngày cho trẻ làm quen với tiếng Anh thông qua 1 số hoạt động vui chơi liên quan đến màu sắc, số đếm và hình dáng vật thể. Ví dụ: Chơi vẽ tranh, nặn đất sét, xếp hình…
Bên cạnh đó, bạn có thể mở đĩa nhạc thiếu nhi tiếng Anh hoặc đĩa gồm những đoạn hội thoại ngắn vui dành cho trẻ mầm non, mở bằng loa, thiết kế 2 loa 2 bên, để trẻ chơi trong không gian ở giữa. Không dùng thiết bị điện tử có màn hình để mở nhạc cho bé nghe.
Xây dựng môi trường vận dụng ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp
Từ 3 tuổi, bạn có thể cho trẻ tham gia lớp giao tiếp tiếng Anh chỉ nói và chơi trong lớp, không học hành gì nặng nề cả và nên cho trẻ tham gia lớp học đàn có phím như đàn piano hay đàn organ hoặc học đánh trống.
Một điều cần lưu tâm là: Dù học gì cũng chỉ chơi là chính, chơi và hoạt động với ngôn ngữ tiếng Anh và chơi với những phím đàn. Những nghiên cứu gần đây của Giáo sư Francois, Đại học Inserm and Aix-Marseille (Pháp), cho thấy sự liên quan giữa học ngoại ngữ và âm nhạc cùng với nhau sẽ làm tăng không gian và phát triển não bộ.
Tạo thói quen tìm hiểu bằng cách đọc sách hoặc làm thí nghiệm
Từ 6 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển tính tò mò và biết vận dụng suy nghĩ logic trong đặt vấn để. Nếu bạn biết tạo cho trẻ hứng thú trong việc tìm hiểu sẽ giúp ích rất nhiều trong phát triển ngôn ngữ. Ví dụ: Biểu tượng của nước Pháp là gì? Của nước Anh là gì? Và của nước Mỹ là gì?
Yếu tố dinh dưỡng giúp phát triển vùng học ngôn ngữ của trẻ
Bốn chức năng gồm khả năng chuyển đổi chiến lược, chức năng điều hành, lập kế hoạch và hoạt động bộ nhớ thường được nghiên cứu ở trẻ trước 6 tuổi để đánh giá khả năng học hỏi về ngôn ngữ.
Trong đó, hoạt động bộ nhớ được phát triển rất nhanh ở nhóm trẻ từ 1 – 6 tuổi. Giaos sư Barrientos, Đại học Colorado (Mỹ) cho biết: Sự hình thành mới các tế bào thần kinh trong độ tuổi nhỏ có liên quan đến khả năng học và ghi nhớ ở vùng hippocampus. Những thực phẩm có vai trò trong hoạt động học hỏi và ghi nhớ ở trẻ nhỏ bao gồm:
Chất béo omega-3 DHA
Có 2 cách được khuyên để duy trì chất béo omega-3 cho trẻ nhỏ:
Thứ nhất là, từ tháng thứ 8, trẻ có thể làm quen với các loại cá giàu chất béo omega-3 như cá thu, hồi, chép hoặc lươn. Duy trì 2 ngày khoảng 80 – 100g thịt cá nấu/ngày cho mỗi tuần.
Thứ hai là có thể bổ sung DHA từ thực phẩm bổ sung. Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nên chọn bổ sung các dòng DHA dạng lỏng để trẻ có khả năng hấp thụ tốt nhất.
Một lưu ý là khi chọn DHA bổ sung hàng ngày cho trẻ nhỏ nên tránh chiết xuất từ gan cá và nên lựa chọn những loại DHA tinh khiết (tức không chứa các chất phụ gia thay đổi hương vị, không chưa chất bảo quản) để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Các loại rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như đọt su su, rau ngót, rau chùm ngây hoặc rau chân vịt… giàu dinh dưỡng cũng giúp bé phát triển não bộ. Nên nấu khoảng một nắm tay cho trẻ mỗi bữa, chỉ cần 4-5 bữa/tuần.
Trái sơ ri
Sơ ri là một trong những loại trái cây rất tốt vì giàu chất xơ, rutin cùng hàm lượng vitamin C, chất chống oxy tự nhiên cao. Nghiên cứu của Tiến sĩ Leffa, Đại học Southern Santa Catarina, cho thấy vai trò của sơ ri trong hoạt động bào vệ và duy trì khả năng ghi nhớ.
Do đó, muốn tạo điều kiện cho trẻ phát triển trí nhớ, khả năng bắt chước tốt hơn, cha mẹ đừng quên cho trẻ ăn 10 quả sơ ri mỗi ngày và 2-3 ngày/tuần.
Theo mevacon
- 5 tác hại của việc ngoáy mũi mà bạn không tưởng tượng nổi
- Top 6 điều mẹ hiện đại sau sinh sẽ làm
- Cứ 13 thực phẩm tăng sức đề kháng này mà dùng, khỏi cần uống thuốc
- Quỹ học bổng 1 tỷ đồng trong lễ nhậm chức của GS.TS/Huỳnh Văn Sơn
- ASUS ra mắt Fonepad 7 Dual Sim thiết kế mới trang bị ZenUI với mức giá hấp dẫn