Khi vận động mạnh hay trong thời tiết nóng nực, đổ mồ hôi là phản ứng tự nhiên giúp cơ thể ổn định nhiệt độ toàn thân. Tuy nhiên, nếu thường xuyên đổ mồ hôi vào ban đêm, bạn lại cần lưu tâm.

Nếu thỉnh thoảng trằn trọc khó ngủ, đôi khi lại ngủ rất say, người toát mồ hôi sau khi ngủ, bạn nên chú ý sức khỏe của mình.

Những nguyên nhân thường gặp

Nguyên nhân chính gây đổ mồ hôi ban đêm là sự thay đổi hormone dẫn đến thay đổi nhiệt độ của cơ thể. Hoặc những vấn đề thần kinh là nguyên nhân. Ngoài ra, có thể trong các trường hợp:

– Cường giáp: Những triệu chứng kèm theo của bệnh là tim đập nhanh, người bồn chồn, nóng nảy, sút cân, đổ mồ hôi nhiều.

– Phụ nữ mãn kinh, phụ nữ có thai hay trẻ trong giai đoạn dậy thì làm nội tiết tố thay đổi.

– Người bị stress do áp lực công việc, gia đình hoặc đang lo lắng khiến chất adrenaline tiết ra nhiều làm tăng nhịp tim, co mạch, giãn khí quản và kích thích tăng tiết mồ hôi. Ngoài ra, người bị chứng rối loạn lo âu, hoảng sợ hoặc rối loạn thần kinh cũng thường đổ mồ hôi nhiều (cả ban ngày và ban đêm).

– Người bị béo phì.

– Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị, như: thuốc chống trầm cảm, trị hen suyễn, hạ tiểu đường, kháng dị ứng…

Đôi khi việc đổ mồ hôi lại xuất phát từ nguyên nhân rất đơn giản là do nhiệt độ của không khí cao, phòng bí, không có lối thông gió.

giấc ngủ

Việc xác định nguyên nhân gây hiện tượng đổ mồ hôi ban đêm có ý nghĩa rất quan trọng

Một số câu hỏi gợi ý về đổ mồ hôi

Bạn nên lưu ý kiểm tra việc đổ mồ hôi vào ban đêm bằng cách trả lời một số câu hỏi sau:

– Ban ngày, bạn có thường đổ mồ hôi không?

– Có trằn trọc vào giấc, gặp ác mộng không?

– Lượng mồ hôi ra nhiều hay ít? Tập trung ở vài chỗ hay toàn thân?

– Đổ mồ hôi làm bạn thức giấc hay bạn biết vào sáng hôm sau?

– Có kèm thêm những cơn đau như đau vùng thượng vị, đau đầu hay một vài vị trí đau khác khiến bạn toát mồ hôi không?

– Bạn cảm thấy hồi hộp, mệt mỏi hay bình thường?

Khi bạn rơi vào tình trạng ra mồ hôi vào ban đêm, việc quan trọng không phải là tìm phương pháp nào để hạn chế mồ hôi. Thay vào đó, bạn phải xác định được nguyên nhân. Bạn nên đến các chuyên khoa như nội tiết, thần kinh… để khám và bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp.

Khi đi ngủ, nếu không quen dùng quạt, bạn nên mở cửa sổ cho thoáng, tránh để quá nhiều đồ đạc trong phòng ngủ gây ngột ngạt, nóng bức.

Đổ mồ hôi ban đêm có thể liên quan đến một số bệnh:

– Tiểu đường: Việc đổ mồ hôi ở người bệnh tiểu đường không chỉ diễn ra vào ban đêm mà cả ban ngày. Người  bệnh  thường  cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.

–  Bệnh  lý ở tim  mạch  như  suy tim, tăng huyết áp…

– Chứng ngưng thở khi ngủ: Người bệnh thường giật mình thức giấc trong tình trạng vã mồ hôi, cảm giác hồi hộp, mệt mỏi.

– Một số bệnh lý ở các cơ quan khác:  viêm  gan,  đau  dạ  dày, viêm phổi, lao, suy thận…

Theo khoe24h.vn