Tác hại của việc ngoáy mũi quả thực ảnh hưởng rất kinh khủng tới sức khỏe, song vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ điều này.

Vì không biết nên nhiều người coi thường tác hại của việc ngoáy mũi. Chúng ta chỉ nghĩ đơn giản rằng, ngoáy mũi sẽ làm sạch bụi bẩn trong lỗ mũi, khiến mũi thông thoáng hơn nên vô tư bỏ tay vào chọc ngoáy.

Ngoáy mũi gây ra những tác hại gì?

1. Làm hư lớp rào chắn bụi bẩn

Lớp rào chắn bụi bẩn ở đây chính là lông mũi. Lông mũi đóng vai trò như một hàng rào chắn, ngăn chặn bụi bẩn lọt qua, tích tụ trong mũi. Ngoáy mũi đồng nghĩa với việc bạn làm rụng lông, hư hại lớp hàng rào khiến bụi bặm dễ xâm nhập và làm tổn thương mũi nhiều hơn.

2. Viêm nang lông

Móng tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Dùng tay ngoáy mũi, nghĩa là bạn đã vô tình đưa một ô vi khuẩn xâm nhập vào bên trong lỗ mũi. Những vi khuẩn này có thể biến thành mụn viêm bên trong khoang mũi, ảnh hưởng tới đường thở và các ống dẫn máu lên não.

Tác hại của việc ngoáy mũi nguy hiểm hơn bạn tưởng. (Ảnh minh họa)

3. Chảy máu mũi

Đây là trường hợp thường gặp nhất khi ngoáy mũi. Lý do bởi lớp niêm mạc trong mũi rất mỏng, bên trong đó lại chứa nhiều mạch máu li ti nên chỉ một lực nhẹ thôi cũng khiến cho chúng bị rách, gây nhiễm trùng, chảy máu, rất khó để cầm máu.

4. Tăng khả năng mắc bệnh viêm xoang

Hành động nhỏ này tưởng vô hại nhưng chúng là một trong những nguy cơ phổ biến gây viêm xoang. Ngoài viêm xoang, về lâu về dài thói quen ngoáy mũi còn gây ra các vấn đề hô hấp khác như khó thở.

5. Nguy cơ tử vong cao

Chỉ ngoáy mũi thôi, sao lại dẫn tới tử vong? Mũi là bộ phận nằm trong vùng “tam giác tử thần” vô cùng nhạy cảm. Vùng này chứa nhiều mạch máu chảy ra phía sau đầu, nối trực tiếp tới não bộ. Như đã nói ở trên, vùng bên trong mũi khá nhạy cảm nên chỉ cần một vết trầy nhỏ cũng có thể nhiễm trùng, ảnh hưởng trực tiếp tới khu trung tâm thần kinh. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ mất thị lực, liệt vĩnh viễn hoặc nguy hiểm hơn là tử vong.

Làm sạch mũi thông minh

Bạn có biết chỉ cần lớp da dưới mũi bị rách một chút, phải mất tới tận vài tháng sau chúng mới kịp lành? Thay vì dùng tay ngoáy mũi, hãy sử dụng tăm bông hoặc một loại vải miềm, thay cho ngón tay khi đưa vào trong mũi.

Trong trường hợp gỉ mũi – những chất thải của mũi xất hiện liên tục, với số lượng nhiều đến mức khó kiểm soát thì bạn hãy đi bác sĩ khám. Rất có thể đây lại là một vấn đề sức khỏe khác cần khắc phục.

Tác hại của việc ngoáy mũi quả thực nguy hiểm không ai ngờ. Nếu không muốn gặp những hậu quả đáng tiếc ở trên, hãy bỏ ngay thói quen ngoáy mũi.

Theo mevacon