Chúng ta cần một người hiểu được những suy nghĩ và chấp nhận điểm yếu của ta. Có như thế, ta mới có thể cảm thấy thoải mái, không cần lúc nào cũng cảnh giác với họ, tự tin thể hiện mình và trở nên ngốc nghếch khi ở bên cạnh họ.

Bạn có biết rằng khi chúng ta lớn lên, tình bạn là thứ dễ dàng đánh mất nhất không? Công việc bận rộn, những kì nghỉ, nhiều mối bận tâm khác, thời gian dành cho gia đình… tất cả đều quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Nên khó có thể đặt tình bạn ở mức ưu tiên hàng đầu như lúc bé.

Bạn có từng đến thăm bạn cũ, cùng họ ăn tối và cảm thấy có gì đó mất mát? Giống như lúc trước hai người thân nhau đến mức chuyện gì cũng có thể chia sẻ cùng nhau, nhưng giờ đây khi ngồi đối diện thế này, mọi thứ thật ngột ngạt, thậm chí chẳng có đề tài gì để nói… Chỉ có thể qua loa hỏi thăm nhau: “Dạo này cậu thế nào?”, “Cậu biết nấu ăn từ khi nào thế?”… Bạn có chợt nhận ra, khoảng cách giữa bạn và người mà bạn gọi là bạn-thân thuở ấy đã xa nhau lắm rồi không?

Không ai có thể thành công mà không có bạn bè ở bên cạnh

Tình huống khó xử này khiến chúng ta tự hỏi: tình bạn thực sự là gì? Nhưng sau đó, chính bản thân ta cũng tự thấy không thoải mái khi tuyên bố rằng, tình bạn tồn tại đều là vì mục đích nào đó.

Tất nhiên, hai người xa lạ trở nên gắn bó, thân thuộc thì ban đầu đều vì có chung mục đích hoặc sở thích, xu hướng nào đó. Và những mục đích này không phải nguyên nhân làm mất đi tình bạn. 

Alex Lickerman – tác giả của cuốn sách Tâm trí chưa từng bị đánh bại – đã nói rằng: “Thay vì xây dựng tình bạn với những người ngẫu nhiên, chúng ta thường có khuynh hướng xây dựng chúng dựa trên những người có thể chia sẻ lợi ích hay những giá trị chung, cùng nhau trải qua khó khăn và sẵn sàng ủng hộ nhau trong mọi hoàn cảnh”.

Chúng ta lựa chọn bạn bè không phải vì họ có nghĩa vụ trao đổi ý nghĩa và cảm xúc với chúng ta, mà bởi vì những điều sau đây:

Thứ nhất, chúng ta muốn sự đảm bảo – vì vậy, chúng ta biết rằng mình sẽ không cô đơn theo một cách cụ thể nào cả. 

Mỗi người trong chúng ta đều có những điểm yếu và sẽ có nhiều việc khiến chúng ta không hài lòng, hoặc có một vài suy nghĩ mà chúng ta không muốn chia sẻ với bất kì ai vì lo sợ bị phán xét hay bị tránh xa.

Không ai có thể thành công mà không có bạn bè ở bên cạnh

Chúng ta cần một người bạn hiểu được những suy nghĩ và chấp nhận điểm yếu của mình. Có như thế, chúng ta mới có thể cảm thấy thoải mái mà không cần lúc nào cũng cảnh giác với họ, chúng ta tự tin thể hiện mình, thậm chí trở nên ngốc nghếch khi ở bên cạnh những người bạn này.

Cuộc sống có rất nhiều điều căng thẳng, và chúng ta luôn được dạy phải nghiêm túc và có trách nhiệm với mọi việc mà mình làm khi trưởng thành. Hãy tưởng tượng bạn là một sợi dây đàn hồi, nếu như bạn cứ cố gắng kéo mình bởi những căng thẳng, thì đến cuối cùng nó sẽ đứt thôi. Đó chính là điều sẽ xảy ra nếu như ta không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.

Bạn bè là người sẽ đến để cùng bạn sẻ chia mọi buồn vui, thành công hay thất bại, cho bạn được phép trở nên “ấu trĩ” với những trò đùa nghịch ngợm…

Do đó, chúng ta lúc nào cũng cần một người bạn thân đến để giúp ta làm rõ tâm trí của mình.

Tất cả chúng ta đều là những người không hoàn hảo, đôi khi cảm thấy rối bời và hoảng loạn với những gì đang xảy ra. Ví dụ, có những lúc chúng ta cảm thấy nản lòng vì một việc gì đó và không hiểu lí do tại sao. Nhưng sau khi chia sẻ những khó khăn này với bạn bè, chúng ta sẽ nhận được vô số sự đồng cảm lẫn lời khuyên hữu ích, từ đó có thể giải quyết những khó khăn ấy một cách trôi chảy hơn.

Không ai có thể thành công mà không có bạn bè ở bên cạnh

Suy nghĩ của bạn bè giúp cho tư duy của chúng ta được mở rộng, truyền cảm hứng đến cho chúng ta để giải quyết tốt các khúc mắc trong đời sống lẫn công việc. 

Chúng ta ai cũng có những ước mơ và mục tiêu của riêng mình nhưng bản thân dường như quá nhỏ bé và mong manh so với những hoài bão to lớn đó. Để đạt được chúng, ta cần có nhiều người bạn hỗ trợ và giúp đỡ.

Giống như Emma Watson, cô là một nhà hoạt động chủ nghĩa nữ quyền. Cô thường hay thu thập ý kiến của những người có cùng quan điểm, những người cũng muốn tranh đấu vì quyền bình đẳng thông qua chiến dịch HeForShe và Câu lạc bộ những người bênh vực nữ quyền.

Lí do cốt lõi của tình bạn chính là giúp chúng ta phát triển và thay đổi bản thân theo chiều hướng tốt hơn.  

Vì vậy, nếu bạn muốn phát triển, thành công hay chỉ đơn giản là hạnh phúc và có một lối sống tích cực thì vấn đề quan trọng chính là những người bạn mà bạn đã dành thời gian của mình cho họ.

Không ai có thể thành công mà không có bạn bè ở bên cạnh

Đôi khi ta cần cắt đứt một số tình cảm để có thể hiểu được tình bạn thực sự là như thế nào. Bạn có thể thắc mắc, tại sao những người này không thích chia sẻ mọi tham vọng hay sở thích của họ với bạn, tại sao họ không an ủi bạn những lúc bạn hoang mang, tại sao họ không thể trấn an những khi bạn mất bình tĩnh. Hay tại sao bạn không thực sự cảm thấy thoải mái thể hiện bản thân khi ở cạnh những người bạn này?

Theo thời gian, có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi phải gắn bó với những người bạn thế này. Mạnh dạn buông bỏ một số người không mang lại lợi ích gì cho bạn, không giúp bạn thay đổi và phát triển, không khiến bạn hạnh phúc là một sự lựa chọn đúng đắn.

Nó không có nghĩa là bạn đã đánh mất hi vọng hay niềm tin vào tình bạn, mà đó là lúc bạn đã thực sự hiểu được giá trị của tình bạn là như thế nào.

Buông bỏ những tình cảm không thể tiếp tục duy trì, bạn không cần cảm thấy khó xử khi từ chối những mối quan hệ này và hoàn toàn có thể lưu giữ những kỉ niệm trong quá khứ với họ như một kí ức đẹp đẽ với nhau. Buông bỏ chỉ là một giải pháp để giúp bạn đến gần hơn với những mối quan hệ xứng đáng khác.

Theo bestie