Nặn mụn an toàn, không để lại sẹo và vết thâm là điều mà chị em nào cũng mong ước. Vậy thì hãy thực hiện theo các bước sau nhé!

Bước 1: Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn

Trước khi nặn mụn, bạn phải rửa sạch tay với xà phòng hoặc nước tẩy rửa. Công việc này nhằm tránh các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương nặn mụn và chống tình trạng viêm nhiễm. Nếu bạn dùng dụng cụ nặn mụn thì cần vệ sinh và sát trùng nó sau mỗi lần dùng.

Bước 2: Xông hơi mặt với nước ấm trước khi nặn mụn

xông hơi mặt

Trước khi nặn mụn bạn nên xông hơi da mặt. (Ảnh minh họa)

Dưới tác động của hơi nước ấm, lỗ chân lông sẽ được mở rộng tạo đường thuận lợi cho các nốt mụn dễ dàng đi ra khỏi bề mặt da. Vì thế, trước khi nặn mụn bạn hãy dùng một bát nước nóng và khăn trùm đầu để xông hơi da mặt trong vài phút. Hoặc bạn có thể dùng khăn thấm nước nóng và mát xa nhẹ nhàng bề mặt da.

Bước 3: Tiến hành nặn mụn

nặn mụn

Nặn mụn đúng cách sẽ không để lại vết thâm. (Ảnh minh họa)

Dùng lực của các ngón tay nặn khu vực xung quanh nốt mụn sao cho lực dồn tập trung vào chân mụn để cho ngòi mụn được đẩy ra ngoài. Sau đó, dùng băng gạc để thấm hết vết nước mô bẩn xung quanh nốt mụn.

Nếu bạn dùng cây nặn mụn, hãy ấn nhẹ nó theo chiều ngược lỗ chân lông. Chỉ nên nặn các mụn đã già và cần xử lý hết máu còn tồn đọng trong khu vực có mụn.

Bước 4: Rửa mặt sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn xong, bạn hãy dùng sữa rửa mặt phù hợp với làn da mà bạn vẫn dùng hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng một số loại mặt nạ tự nhiên để làm sạch và dưỡng ẩm cho làn da.

Bước 5: Se khít lỗ chân lông sau khi nặn mụn

rửa măt

Khi nặn mụn, bề mặt da xuất hiện vết thương hở, lỗ chân lông nở ra nên bạn hãy dùng một viên đá lạnh để xoa lên vùng mụn vừa nặn, lỗ chân lông sẽ nhanh chóng được se khít.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các biện pháp tự nhiên như đắp nghệ, khoai tây, dưa leo… để vết thương không bị sẹo.

Theo mevacon.com.vn