Thông thường chúng ta nghĩ cần phải lưu tâm đến chế độ ăn uống nếu như bị tăng cân; nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng ăn quá nhiều các thực phẩm có mức năng lượng cao như pizza, hamburger cũng làm tăng nguy cơ ung thư cho dù chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn như thế nào đi nữa.

Nghiên cứu này dựa trên nhiều tiền nghiên cứu, cho thấy thậm chí người gầy cũng có thể gặp các bất ổn về trao đổi chất nếu họ có chế độ ăn có mức calori cao.

Ăn nhiều các thực phẩm nói trên có liên quan đến 10% nguy cơ cao hơn với các loại ung thư có liên quan đến béo phì ở đối tượng là phụ nữ mãn kinh dù họ có thể trọng bình thường. Theo tác giả nghiên cứu Cynthia A. Thompson, điều này cho thấy quản lý và kiểm soát cân nặng không đủ để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nguy hiểm có liên quan đến béo phì nếu người nữ vẫn cứ ăn các loại thực phẩm không khỏe mạnh.

pizzacalzone.0

Pizza – thực phẩm chứa nhiều năng lượng, ăn nhiều có nguy cơ ung thư

“Trong số những phụ nữ có cân nặng bình thường, chế độ ăn có mức tập trung năng lượng cao (DED) có thể chính là nhân tố đóng góp cho các bệnh ung thư có liên quan đến béo phì”, giải thích của bác sĩ và chuyên gia nghiên cứu Thompson. Quan trọng là, chế độ ăn này là một nhân tố nguy cơ có thể điều chỉnh được. Sự can thiệp về dinh dưỡng nhắm đến mức tập trung năng lượng cũng như các giải pháp ngăn chặn ung thư có liên quan đến chế độ ăn được đảm bảo giúp giảm gánh nặng ung thư ở phụ nữ mãn kinh.

Thừa cân hay béo phì từ lâu được nhận diện như yếu tố nguy cơ quan trọng của nhiều loại ung thư. Theo Cơ quan Phòng chống và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), có khoảng 3,5% số ca ung thư mới ở người nam và 9,5% các ca ung thư mới ở người nữ là do thừa cân hay béo phì gây ra – thống kê năm 2012. Và phần trăm này khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư, ví dụ như có khoảng 54% ca ung thư túi mật ở người nữ trong năm 2012 là do thừa cân hay béo phì.

Dù vẫn chưa rõ tại sao béo phì có liên quan đến nhiều loại bệnh ung thư khác nhau, các nhà nghiên cứu tin rằng một phần có thể là do tình trạng viêm nhiễm mãn tính do béo phì gây ra trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến việc cơ thể sản xuất ra các loại hormone bình thường và làm tăng nguy cơ ung thư.

Tuy vậy, nghiên cứu mới này gợi ý rằng ăn uống kém khoa học thì dù không bị thừa cân hay béo phì cũng vẫn có thể dẫn đến nguy cơ tăng cao với ung thư.

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia sử dụng dữ liệu của 90.000 phụ nữ mãn kinh gồm chế độ ăn và chẩn đoán ung thư của họ. Dựa trên các kết quả quan sát, nghiên cứu giả thiết rằng bản thân việc tăng cân không chỉ chịu trách nhiệm với nguy cơ ung thư. Mà thay vào đó, các loại thực phẩm hấp thu vào cơ thể lại có thể dẫn đến các vấn đề về cân nặng, có thể gây ra sự gián đoạn trong cơ chế trao đổi chất – đây chính là lý do làm tăng nguy cơ ung thư.

Nghiên cứu nhấn mạnh các thực phẩm có mức năng lượng cao có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; nhất là phụ nữ mãn kinh nên lưu ý chế độ ăn của mình thậm chí cân nặng có khỏe mạnh đi chăng nữa.

Theo giacngo