Hãy xem như bạn chưa từng biết cách sơ cứu nào cả, hãy đọc bài này và học lại từ đầu.

Lâu nay chúng ta vẫn thường được chỉ cho những cách sơ cứu trong những tình huống chấn thương đơn giản mà không biết rằng, rất nhiều trong số đó là sai cách.

1. Chườm đá vào chỗ thâm tím

bestie so cuu

Sai: Đúng là đá lạnh có thể làm giảm thâm tím và đau nhức, nhưng nếu chườm trực tiếp lên da, bạn rất dễ bị bỏng lạnh.

Đúng: Bạn nên dùng một mảnh vải, khăn hay một chiếc túi vải cho đá vào rồi mới áp lên da. Đầu tiên chườm đá trong vòng 20 phút, sau đó nghỉ 20 phút, rồi lại chườm tiếp trong vòng 20 phút. Lặp đi lặp lại quá trình này cho đến khi bạn thấy đỡ đau nhức.

2. Hạ sốt bằng cách lau người bằng giấm hoặc rượu

bestie so cuu

Sai: Đây là cách làm rất có hại, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Lau người bằng giấm và rượu sẽ làm cho chúng ngấm vào máu, giấm làm bỏng da vì độ axit cao, còn rượu sẽ khiến bạn bị ngộ độc.

Đúng: Cơn sốt có thể được đẩy lùi bằng cách uống nhiều nước, mặc quần áo rộng rãi mát mẻ, có thể lau mát người bằng nước ấm, và uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng.

3. Cách xử lý khi có người bất tỉnh

bestie so cuu

Sai: Vỗ, đập vào người nạn nhân, cố gắng lay cho họ tỉnh dậy, hoặc tệ hơn nữa là vẩy nước vào mặt, điều này chỉ khiến cho nạn nhân bị co giật.

Đúng: Vì ngất xỉu là hiện tượng do thiếu máu não đột ngột gây ra, nên khi gặp người bị ngất xỉu, bạn cần kê chân họ lên cao, có thể gác chân họ lên vai bạn để máu lưu thông đến não trở lại. Đồng thời, cần tháo cúc áo hay bất cứ thứ gì gây chật chội trên người họ, mở cửa sổ, gọi mọi người tản ra xa… để cho họ dễ thở. Sau khi nạn nhân đã tỉnh lại, bạn cần đỡ họ ngồi dậy từ từ, không được đứng dậy ngay. Cũng không nên cho họ uống cà phê hay đồ uống nhiều năng lượng sau khi tỉnh.

4. Thoa kem đánh răng vào chỗ bỏng

bestie so cuu

Sai: Kem đánh răng chỉ đem đến cảm giác mát cho vùng da bị bỏng, nó không những không có tác dụng chữa trị mà còn khô lại và đóng thành vảy trên da, làm cho nhiệt càng đi sâu vào bên trong da thịt hơn nữa và khiến cho vết bỏng càng nặng hơn nữa.

Đúng: Hứng chỗ bị bỏng bên dưới vòi nước chảy trong 15 phút hoặc đến khi nào bạn cảm thấy đã bớt nóng. Nếu bị bỏng nhẹ thì có thể dùng băng gạc vô trùng băng bó rồi đợi vết bỏng lành lại, trong thời gian đó tuyệt đối không cạy gỡ vết phồng vì nó sẽ khiến bạn bị nhiễm trùng. Nếu bỏng nặng thì phải đi bác sĩ ngay.

5. Tự ý chỉnh lại xương

bestie so cuu

Sai: Khi có người bị trật hoặc gãy xương, bạn không nên tự ý chỉnh lại xương cho họ vì làm như thế chỉ khiến cho vết thương càng trầm trọng hơn nữa, ảnh hưởng nhiều hơn nữa đến những vùng xung quanh, chẳng hạn cơ, dây chằng, mạch máu, và các dây thần kinh.

Đúng: Cố định vị trí bị thương, cả phía trên lẫn phía dưới bằng nẹp hoặc băng cứu thương. Có thể chườm đá để giảm đau nhức và sưng, sau đó đưa nạn nhân đến bệnh viện.

6. Chườm nóng khi bị bong gân

bestie so cuu

Sai: Nếu bị bong gân, chườm nóng sẽ làm giảm đau nhức nhưng nó lại khiến cho máu tăng cường lưu thông vào chỗ bị bong gân, khiến cho nó càng trở nên sưng to hơn nữa.

Đúng: Thứ bạn cần là chườm đá liên tục trong vòng vài ngày sau khi bị bong gân, áp dụng theo công thức của mục 1, nó sẽ làm giảm đau nhức và sưng. Và nhớ trong vòng 28 giờ đầu tiên, không nên cử động quá nhiều bên phần chân đau.

7. Cố gắng nôn khi bị ngộ độc

bestie so cuu

Sai: Đúng là khi bị ngộ độc thức ăn thì chúng ta cần nôn hết ra ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn bị ngộ độc hóa chất, kích thích ói ra ngoài càng khiến cho tình hình nghiêm trọng hơn.

Đúng: Ngay lập tức gọi cấp cứu hoặc đưa nạn nhân đến bệnh viện. Nếu trong thời gian đó họ có cảm giác buồn nôn thì hãy cho uống thật nhiều nước ấm chứ không nên uống bất kỳ thứ gì khác.

8. Dùng tay lấy vật thể lạ ra khỏi mắt

bestie so cuu

Sai: Chỉ cần run tay hoặc lỡ mạnh tay một chút, mắt sẽ bị thương nặng hơn nữa.

Đúng: Nếu mắt chỉ bị một vật thể nhỏ bay vào, bạn có thể ngâm mắt trong một tô nước sạch rồi nháy nháy mắt, nó sẽ trôi ra ngoài. Hoặc bạn có thể nằm nghiêng qua một bên, cố gắng mở bên mắt bị đau, rồi nhờ một người nhỏ nước vào để giúp vật thể lạ trôi ra ngoài. Sau đó, cơn đau sẽ giảm dần trong 1-2 giờ.

9. Rút vật sắc bén ra khỏi chỗ bị đâm

bestie so cuu

Sai: Bạn luôn có thể nhổ một chiếc giằm ra khỏi tay, hoặc rút một mảnh thủy tinh nhỏ ra khỏi chân, nhưng tuyệt đối không được nhổ hay rút những vật thể lớn và sắc bén ra khỏi vết thương lớn vì điều đó có thể khiến chảy máu nghiêm trọng và tử vong.

Đúng: Dù trông chúng có đáng sợ đến đâu đi chăng nữa, hãy cứ để yên vết đâm như vậy và đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay, bác sĩ sẽ giúp lấy chúng ra khỏi cơ thể bằng phẫu thuật.

10. Bôi thuốc mỡ vào vết thương hở

bestie so cuu

Sai: Bôi thuốc mỡ chỉ khiến vết thương hở nhỏ (chẳng hạn vết cắt, trầy xước…) bị ẩm ướt không cần thiết, khiến nó lâu lành.

Đúng: Dùng nước mát và xà phòng rửa sạch vết thương rồi để nó tự lành mà không cần phải thoa thêm thứ gì cả. Nhưng nếu muốn băng bó thì nhớ thay băng 2 lần mỗi ngày.

11. Khâu miệng vết thương bằng chỉ

bestie so cuu

Sai: Khâu miệng vết thương là một cách sơ cứu kinh điển từ xưa đến nay, nhưng nó gây đau, lâu lành, đôi khi bị rách vết thương, phải đi rút chỉ, và để lại sẹo.

Đúng: Sử dụng keo dán vết thương về cơ bản là không gây đau, vì sau khi rửa sạch và cầm máu, bạn chỉ cần khép miệng vết thương lại và dán keo lên là xong. Cách làm này có thể được áp dụng cả với những vết thương dài, giúp mau liền sẹo, không bị rách, không phải băng bó hay thay băng hàng ngày, thậm chí bạn có thể vận động và lau rửa vết thương sau khi đã dán keo, và đặc biệt nó kháng khuẩn rất tốt, vết thương không bị nhiễm trùng.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ về những cách sơ cứu bị áp dụng sai do truyền miệng sai trong dân gian. Chính vì thế, khi đọc hay nghe được một thông tin nào đó, nhất là về sức khỏe, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu kỹ.

Theo Bestie