Dùng đũa khi ăn là thói quen và cũng là nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên, các bà nội trợ cũng nên chú ý đến chất lượng, tuổi thọ của đũa để tránh gây ra mầm bệnh làm tổn hại đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình

Các loại đũa mà gia đình Việt hay sử dụng và những tác hại nếu sử dụng không đúng cách:

Đũa gỗ sơn màu giá rẻ

bestie-tac-hai-khi-dung-dua-sai-cach

Lớp sơn phủ bóng bên ngoài đũa nếu gặp nhiệt nóng có thể tan ra và hòa các hóa chất độc hại vào thức ăn gây hại cho cơ thể. Do đó, bạn cũng không nên dùng loại đũa sơn màu đẹp mắt này với nhiệt độ quá nóng. Đặc biệt nếu lớp sơn bong tróc thì cũng nên bỏ ngay để không gây hại sức khỏe. Khi chọn mua, hãy chọn loại chất lượng, có lớp sơn bám tốt.

Đũa inox chất lượng kém

bestie-tac-hai-khi-dung-dua-sai-cach

Đũa inox chất lượng thật sẽ không gây hại sức khỏe. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay đang tràn lan các loại đũa mạ inox kém chất lượng. Sau một thời gian sử dụng, lớp mạ này bong tróc đi và lẫn vào thức ăn. Lâu ngày, kim loại nặng tích tụ trong cơ thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm tới gan.

Đũa tre dễ bị nấm mốc

bestie-tac-hai-khi-dung-dua-sai-cach

Không nên dùng đũa đã có dấu hiệu bị nấm mốc, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ vì sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan. Các bạn cũng nên hạn chế việc sử dụng đũa tre 1 lần.

Đũa nhựa chịu nhiệt kém

bestie-tac-hai-khi-dung-dua-sai-cach

Vì chất liệu bằng nhựa nên sẽ không chịu được nhiệt độ cao. Do đó, bạn không nên dùng loại đũa này trong khâu xào nấu thức ăn. Vì khi đũa gặp nhiệt nóng sẽ khiến chất nhựa trong đũa chảy ra ngấm vào thức ăn, lâu ngày có thể gây hại cho sức khoẻ. Đặc biệt, nếu thấy đũa nhựa bị biến dạng, sần sùi, bong tróc thì bạn cũng không nên sử dụng mà nên thay bằng đôi mới hơn để an toàn cho cơ thể.

Những lưu ý khi sử dụng đũa ăn trong gia đình

bestie-tac-hai-khi-dung-dua-sai-cach

Theo Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), trên 80% dân số nước ta bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn này gây ra khá nhiều bệnh của dạ dày – tá tràng như: chứng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng. Vi khuẩn H. pylori có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh và lan truyền chủ yếu qua ăn uống. Do đó, để tránh lây nhiễm cần ăn chín, uống sạch, tránh các thói quen xấu như: uống chung ly rượu, chấm chung nước mắm, lấy đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người bên cạnh…

bestie-tac-hai-khi-dung-dua-sai-cach

Thường xuyên rửa thật sạch đũa sau khi ăn bằng dầu rửa bát hoặc xà phòng. Lau thật khô hoặc để đũa ráo nước ở nơi thông thoáng, khô mát.

Mỗi tuần một lần, bạn nên luộc đũa (đũa tre, đũa inox) trong nước sôi rồi phơi khô ở nơi có nắng để có thể tiêu diệt, hạn chế sự phát triển và lây lan của các loại nấm mốc, độc tố.

Không lưu trữ đũa lâu ngày ở nơi ẩm thấp. Nếu mua mới để sử dụng luôn, bạn hãy rửa sạch và trần qua nước sôi để đũa đảm bảo vệ sinh.

Với các đôi đũa đã sử dụng trong một thời gian dài, bị nấm mốc, tróc đầu, bạn đừng nên tiếc nuối và cố gắng sử dụng lại. Hãy bỏ đũa cũ đi và  dùng đũa mới để thay thế.

bestie-tac-hai-khi-dung-dua-sai-cach

Nhiều gia đình sử dụng đũa ăn quanh năm mà không có nhu cầu thay mới. Song điều này là không nên. Bởi thông thường các loại đũa được làm từ đũa tre, gỗ có hạn sử dụng là 3-6 tháng/lần.

Dùng đũa để gắp thức ăn là một hành động quen thuộc và là một nét văn hóa truyền thống của nước ta. Tuy nhiên, các bạn cũng nên biết sử dụng đũa đúng cách và thay đũa mới thường xuyên để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.

Theo Bestie