Béo phì do tiêu thụ quá mức thực phẩm nhiều chất béo, thiếu hoạt động thể chất; có thể cải thiện nhờ khẩu phần hợp lý, vận động thường xuyên…

Nguyên nhân gây béo phì

Theo báo cáo của WHO trong năm 2018, các nguyên nhân gây béo phì là tiêu thụ quá mức các loại thực phẩm có nhiều chất béo và lối sống thiếu hoạt động thể chất. Có thể do đặc thù công việc, phương tiện di chuyển và tình trạng đô thị hóa.

Lối sống ở các đô thị lớn thường khiến mọi người khu biệt vào các hoạt động cần rất ít vận động thể chất như tình trạng ngồi xe hơi, tàu điện hoặc xe máy trên đường nhiều giờ mỗi ngày. Trong khu vực văn phòng, nhân viên thường chỉ ngồi một chỗ và gần như không có các hoạt động thể chất. Với trẻ em, môi trường đô thị ngày càng chật hẹp khiến trẻ em ít vận động hơn, tương tác nhiều hơn với máy tính, điện thoại, thiết bị điện tử. Lúc này khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể, năng lượng dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức.

Béo phì cũng có thể do yếu tố di truyền, khi trẻ mang một số gen trong nhóm gen kích thích sự ngon miệng, nhóm gen liên quan đến tiêu hao năng lượng, nhóm gen điều hoà chuyển hoá, nhóm gen liên quan đến sự biệt hoá và phát triển tế bào mỡ. Những trường hợp này thường gặp ở trẻ có bố mẹ bị thừa cân, béo phì. Ngủ ít cũng được xem như một là một yếu tố nguy cơ cao đối với thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi. Có thể vì hoạt động tiêu mỡ của cơ thể đạt tối đa về đêm và ngủ ít làm giảm tiêu mỡ nói chung.

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, với một số người, việc ăn uống có liên quan đến cảm xúc. Ăn uống quá mức kiểm soát theo cơn giận, buồn, lo lắng chính là nguyên nhân gây béo phì. Theo tạp chí MedicineNet của Mỹ, 30% những người phải chữa trị vì tình trạng tăng cân nghiêm trọng liên quan đến việc ăn uống quá độ do căng thẳng, lo âu.

Có một số ý kiến cho rằng đường là nguyên nhân gây nên béo phì. 

Thực tế, đường có rất nhiều tác động đến cơ thể, bao gồm cả tốt lẫn xấu. Về mặt tích cực, carbohydrate và đường chuyển hóa thành đường glucose, di chuyển đến các tế bào trong cơ thể thành năng lượng, giúp cơ vận động, điều hòa nhiệt độ. Một số tế bào hồng cầu và não chỉ sử dụng năng lượng từ glucose cung cấp. Vì vậy, để não hoạt động tốt và cơ thể vận động ổn định, mỗi người đều cần một lượng đường và carbohydrate nhất định hàng ngày.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, để khỏe mạnh, mỗi ngày nam giới không nên tiêu thụ đường quá 150 calo đường, tương đương 9 muỗng cà phê hoặc 37,5g. Phụ nữ nạp vào tối đa 100 calo, tương ứng 6 muỗng cà phê hoặc 25g. Khi ăn quá lượng đường nêu trên, có thể gây ra tác động đến não bộ, tim mạch, lão hóa, thận, khớp…

Vì vậy thay vì việc loại bỏ hoàn toàn đường ra khỏi thực đơn, người béo phì nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kèm vận động đúng cách.

Giảm đường, liệu có giảm được béo phì không? - Nguyên ơi, xử giúp chị nha, thanks em

Tiêu thụ lượng đường thích hợp giúp cơ thể vận hành tốt hơn.

Xây dựng thực đơn, chế độ vận động cho trẻ béo phì

Khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý và đủ nhu cầu theo độ tuổi. Nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn chỉ một vài loại thực phẩm nào đó; hạn chế các món rán, xào mà ưu tiên luộc, hấp, kho. Rèn luyện thói quen ăn uống nhai kỹ, ăn chậm, không bỏ bữa; ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối. Thực đơn tăng cường rau xanh; giảm lượng gạo mà thay bằng khoai, bắp…

Nhằm khuyến khích vận động, cha mẹ nên tăng niềm thích thú của trẻ với các môn thể thao, tạo mọi điều kiện để trẻ duy trì sở thích. Có thể chọn các môn gần gũi với đời sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang… Hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà: lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc… và hạn chế ngồi quá lâu xem tivi, video, trò chơi điện tử…

Giảm đường, liệu có giảm được béo phì không?  - 2

Vận động thường xuyên sẽ giảm thiểu nguy cơ béo phì cho trẻ.

Để giải quyết tình trạng thừa cân, béo phì, một số quốc gia thường tập trung vào các chương trình giáo dục về dinh dưỡng cho phụ huynh và trẻ nhỏ. Tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, các khóa học để đọc hiểu sản phẩm, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm được tổ chức thường xuyên trong cộng đồng, tại trường học và những ấn phẩm miễn phí ở bệnh viện, nơi sinh hoạt cộng đồng.

Ngoài ra, giáo dục về dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tránh béo phì ngay từ nhỏ. Một quốc gia điển hình có những chính sách quan trọng trong việc giảm tình trạng béo phì là New Zealand. Quốc gia này thực hiện chương trình “Active Family” (gia đình năng động) để mọi thành viên cùng tham gia vào hoạt động thể chất, tăng cường thể thao, vận động ngoài trời cùng con, hướng dẫn trẻ ăn uống lành mạnh, vượt qua tình trạng thừa cân…

Tại Việt Nam, Chương trình Sức khỏe Việt Nam của Bộ Y tế trong năm 2019 đã phát động phong trào “10.000 bước chân mỗi ngày” để khuyến khích người dân đi bộ nhiều hơn, tăng cường các hoạt động thể lực vì sức khỏe và chống béo phì.

Giải quyết tình trạng béo phì triệt để là bài toán lâu dài và sâu sắc, mà ở đó người dân phải hiểu biết triệt để về việc thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất và tăng cường vận động, chứ không phải cực đoan tìm “mẹo” giảm cân dễ dàng qua truyền miệng.

 Theo Hoài Nhơn(vnexpress)