Ngâm chân trước khi đi ngủ là một liệu pháp giúp tăng cường sức khỏe, phòng tránh và chữa trị nhiều loại bệnh tật. Để hiểu rõ hơn tác dụng của liệu pháp này, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Y học cổ truyền coi đôi chân như “con tim thứ 2” của cơ thể. Bởi chân tồn tại vô vàn rễ thần kinh giữ liên hệ mật thiết với hệ thần kinh trung khu đại não. Hơn nữa, bàn chân con người còn có mối liên quan với từng cơ quan, bộ phận trên khắp cơ thể. Vì vậy, chăm sóc tốt “con tim thứ 2” của bạn bằng cách ngâm chân trước khi đi ngủ không phải là thừa.

Ngâm chân trước khi đi ngủ

Ngâm chân có nhiều lợi ích không ngờ cho cơ thể. (Ảnh minh họa)

Những tác dụng của ngâm chân buổi tối

Giải tỏa tâm trạng: Ngâm chân tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể. Những người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi thì ngâm chân chính là liệu pháp xoa dịu thần kinh, tạo tinh thần thoải mái hơn.

Làm ấm cơ thể ngày đông: Đôi chân lạnh ngắt có thể khiến cơ thể khó chịu, thậm chí mất ngủ khi mùa đông đến. Thêm vào đó, bàn chân lạnh sẽ gây cản trở cho quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Do đó, làm ấm đôi chân giúp cơ thể được ấm áp theo bằng cách ngâm châm bằng nước ấm trước khi ngủ là điều cần thiết. Đặc biệt, ngâm chân cũng có thể giúp bạn tạm biệt cảm lạnh nữa đấy.

Chữa mất ngủ: Nếu bạn hay mất ngủ, ngủ không sâu giấc, tâm lý bất an thì đừng quên bỏ thêm muối và gừng vào nước ngâm. Bằng cách này bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, dễ ngủ và đi vào giấc ngủ sâu hơn.

Khử mùi hôi của chân: Ngoài việc làm ấm, mang lại cảm giác sảng khoái thì ngâm chân còn có khả năng khử mùi hôi chân hiệu quả. Trường hợp này, bạn cần thêm một chút muối để phát huy tốt nhất tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn tạo mùi ở chân, trả lại đôi chân sạch sẽ và thơm tho.

Hướng dẫn ngâm chân đúng cách

Thời gian ngâm chân: Chọn thời điểm từ 16-21 giờ để ngâm chân, tốt nhất là trước khi đi ngủ để có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. Mỗi lần ngâm chân có thể kéo dài từ 20-30 phút. Bạn cũng lưu ý không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng, vì có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Chân sau khi ngâm cũng cần được lau khô để đảm bảo nước không đọng lại ở các kẽ chân gây ẩm ướt, khó chịu.

Nhiệt độ nước ngâm chân: Nhiệt độ thích hợp để ngâm chân là vào khoảng 50-60 độ C. Mực nước cho vào chậu ngâm phải cao trên mắt cá chân từ khoảng 10-15 cm.

Có thể cho thêm thảo dược vào nước ngâm chân: Thảo dược sử dụng để cho vào nước ngâm thường lá các loại cây, lá có tính chất giãn mạch, làm ấm hoặc chứa tinh dầu. Ngoài ra, thảo dược ngâm còn có thể tham khảo thêm sự tư vấn của những người có chuyên môn nếu bạn cần điều trị đúng bệnh.

Hy vọng với những chia sẻ về công dụng của ngâm chân trước khi đi ngủ trên đây, bạn đã có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Theo mevacon