Không bao giờ ăn đậu, thích sơn móng tay màu hồng… là một trong những thói quen rất quái dị của các nhà khoa học thiên tài trên thế giới.

Các nhà khoa học và nhà văn thiên tài như: Nikola Tesla, Albert Einstein, Pythagoras, Honore de Balzac … ngoài sự thông minh xuất chúng, có nhiều phát minh và những tác phẩm vĩ đại cho nhân loại còn có tính cách, những thói quen rất quái gở, khó hiểu.

Albert Einstein thích khỏa thân đi lại trong vườn nhà

Ngạc nhiên trước những thói quen lập dị của các thiên tài khoa học trên thế giới

Ít người biết rằng, Albert Einstein là đứa trẻ khờ khạo, chậm nói khi còn nhỏ. Mặc dù vậy, sau này, nhà bác học lại cho rằng sự phát triển chậm chạp giúp ông có nhiều cơ hội để suy nghĩ về các yếu tố cơ bản như không gian và thời gian. Sự tò mò về những điều đó khiến ông luôn đặt ra những câu hỏi lạ lẫm và dẫn đến những đột phá như thuyết tương đối. Tài xế của nhà bác học này kể, ông từng tận mắt thấy nhà bác học Einstein nhặt một con châu chấu trên đất và bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến. Einstein không muốn mất tiền cho những người cắt tóc nên thường nhờ vợ cắt hộ. Ông đặc biệt thích ăn trứng và mỗi lần ăn ít nhất 2 quả, có thể là trứng rán hoặc trứng bắc. Ông cũng rất nghiện ăn nấm và ăn tới 3 lần mỗi ngày. Người giúp việc của vị thiên tài cũng cho biết, Einstein có sở thích kỳ lạ là thường khỏa thân và đi dạo quanh khuôn viên nhà. “Có lẽ ông ấy không quan tâm chuyện mặc quần áo hoặc có thể ông ấy không nhớ là mình chưa mặc gì”, người giúp việc của ông cho biết.

Honore de Balzac – văn hào nghiện cà phê nặng

Ngạc nhiên trước những thói quen lập dị của các thiên tài khoa học trên thế giới

Nhà văn người Pháp Honore de Balzac là người nghiện cà phê rất nặng. Ông thường uống tới 50 cốc cà phê mỗi ngày và hầu như không ngủ trong lúc viết ra kiệt tác “Tấn trò đời”. Trong một tác phẩm, nhà văn từng viết :”Cà phê chảy vào dạ dày, mọi thứ xáo trộn lục bục. Ý tưởng bắt đầu tuôn trào như một đội quân và trận chiến nổ ra. Mọi thứ ập đến như ngựa phi nước đại và theo sau là những cơn gió”.

Yoshiro Nakamatsu – đưa cơ thể đến giới hạn cận tử để nghiên cứu

Ngạc nhiên trước những thói quen lập dị của các thiên tài khoa học trên thế giới

Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu (người Nhật) – người sở hữu tới 3.300 phát minh sáng chế trong suốt 74 năm cuộc đời. Đặc biệt, việc phát minh ra đĩa mềm năm 1952 đã thay đổi hoàn toàn phương thức lưu trữ thông tin của con người. Tuy nhiên, nhiều ý tưởng sáng tạo của Nakamatsu được tạo ra trong lúc ông tự làm cho mình gần chết đuối. Vị thiên tài này tin rằng, nếu não thiếu không khí trong thời gian đủ lâu, nó sẽ hoạt động mạnh nhất. “Để khiến não bị thiếu oxy, tôi thường phải lặn sâu và làm áp lực nước tác động tới não. Khoảng 0,5 giây trước khi chết, tôi thấy ý tưởng lóe sáng”, tiến sĩ Nakamatsu kể. Ngoài ra, ông còn có một căn phòng yên tĩnh để suy nghĩ mọi thứ, lát gạch vàng 24 karat. Vị tiến sĩ tin rằng những viên gạch vàng giúp chặn sóng vô tuyến gây nguy hại đến quá trình sáng tạo.

Richard Feynman – nhà vật lý vui tính

Ngạc nhiên trước những thói quen lập dị của các thiên tài khoa học trên thế giới

Một trong những nhà vật lý lỗi lạc nhất và nổi tiếng nhất thế kỷ 20 là Richard Feynman (1918 – 1988). Ông giành giải thưởng Nobel về vật lý năm 1965 và được đánh giá là 1 trong 10 nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại. Feynman đã tham gia dự án Manhattan của Mỹ để tạo ra một quả bom nguyên tử. Feynman còn là người yêu nghệ thuật, thích du lịch và khá nghịch ngợm. Khi thực hiện dự án Manhattan, ông thường dành thời gian rỗi của mình để “chơi” với các khóa an ninh, cuối cùng ông có thể mở hầu hết các tủ chứa tài liệu mật. Ông còn là chuyên gia về ngôn ngữ của người Maya, học hát Tuavn bằng cổ họng và nắm vai trò chỉ đạo trong việc điều tra nguyên nhân dẫn tới vụ nổ của tàu con thoi vũ trụ Challenger vào năm 1986. Ngoài ra, Feynman hay đi chơi với các cô gái biểu diễn ở Las Vegas trong quá trình phát triển lý thuyết mang lại cho ông giải Nobel về động lực học lượng tử.

Oliver Heaviside – nhà khoa học thích sơn móng tay màu hồng

Ngạc nhiên trước những thói quen lập dị của các thiên tài khoa học trên thế giới

Oliver Heaviside (người Anh) là một thiên tài khoa học, nhà vật lý, nhà toán học và kỹ sư điện. Ông là người đã phát triển các kỹ thuật toán học phức tạp để phân tích mạch điện và giải phương trình vi phân. Tuy nhiên, ông cũng là người có thói quen kỳ dị nhất trong các thiên tài khoa học của thế giới. Oliver Heaviside luôn sơn móng tay màu hồng chói, thiết kế nhà ở mình bằng các khối đá granite khổng lồ, thậm chí ông chỉ uống sữa để tồn tại trong vài ngày. Heaviside thích làm việc một mình và ghi chép rất nhiều ý tưởng trong những cuốn sổ. Ông nghĩ rằng những ý tưởng đó không thể công bố nhưng đó đều là những nghiên cứu vô cùng quan trọng. Nhà khoa học này bị mắc chứng bệnh hypergraphia, một bệnh ở não khiến người ta ham viết lách quá độ.

Paul Erdős – nhà toán học nổng tiếng nhưng… vô gia cư

Ngạc nhiên trước những thói quen lập dị của các thiên tài khoa học trên thế giới

Paul Erdős là nhà toán học người Hungary và được đánh giá là một trong những nhà toán học xuất sắc nhất thể kỷ 20. Tuy nhiên, ông không kết hôn, sống phiêu bạt cùng một chiếc vali, thường xuất hiện trước cửa nhà các đồng nghiệp mà không bao giờ báo trước và nói rằng “bộ não của tôi rất thoải mái”. Sau đó, ông sẽ làm việc giải toán liên tục trong suốt 1, 2 ngày. Về sau, ông nghiện cà phê và dùng các chất kích thích để tỉnh táo nghiên cứu toán học suốt 19 đến 20 giờ mỗi ngày. Trong suốt cuộc đời, ông đã công bố khoảng 1.500 nghiên cứu quan trọng.

Buckminster Fuller – cập nhật nhật ký mỗi 15 phút một lần

Ngạc nhiên trước những thói quen lập dị của các thiên tài khoa học trên thế giới

Buckminster Fuller là nhà khoa học và kiến trúc sư người Mỹ nổi tiếng thế giới. Fuller chính là người đã sáng tạo ra các kiến trúc mái vòm. Fuller cũng là người lập dị, mọi thứ diễn ra xung quanh đều được ông ghi lại và cập nhật 15 phút một lần. Chính vì vậy, từ năm 1915 tới năm 1983 khi ông qua đời, các sổ nhật ký của ông chất đống cao tới 82 mét. Ông còn nổi tiếng với sở thích đeo ba chiếc đồng hồ cùng lúc để xem giờ ở ba khu vực khác nhau khi ông bay khắp thế giới: một chiếc xem thời gian nơi ông sống, một chiếc dành cho múi giờ nơi ông vừa rời khỏi và chiếc cuối cùng là để xem giờ tại nơi ông sắp đến.

Werner Heisenberg – giáo sư đãng trí nhất thế giới

Ngạc nhiên trước những thói quen lập dị của các thiên tài khoa học trên thế giới

Werner Heisenberg là một trong những người sáng lập ra thuyết cơ học lượng tử và đã giành giải thưởng Nobel Vật lý năm 1932. Nhưng ông cũng nổi tiếng với cái đầu lúc nào cũng để trên “mây” và được xem là vị giáo sư đãng trí nhất quả đất. Ông đã trượt kỳ thi bảo vệ luận án tiến sĩ do gần như không biết một chút về kĩ thuật thực nghiệm. Ông đã không trả lời được câu hỏi “Pin hoạt động như thế nào?” của một giáo sư phản biện trong ban thẩm định luận án của mình.

Tycho Brahe – nhà chiêm tinh chết vì nhịn tiểu

Ngạc nhiên trước những thói quen lập dị của các thiên tài khoa học trên thế giới

Tycho Brahe là nhà chiêm tinh học, nhà thiên văn học và là một nhà quý tộc người Đan Mạch nổi tiếng với cuộc sống lập dị và cái chết khác thường. Trong một trận đấu kiếm ở trường đại học, ông bị mất mũi và phải đeo một chiếc mũi giả làm bằng kim loại. Tycho Brahe thích những bữa tiệc, ông hay mời bạn bè đến lâu đài vui chơi, hành động phiêu lưu, hoang dã trên hòn đảo của riêng mình. Năm 1601, trong một buổi tiệc ở Prague, Brahe nhất quyết không rời khỏi bàn khi cần đi tiểu, vì rời khỏi bàn đồng nghĩa với kém cỏi và thua cuộc trong một trò chơi. Sau đó 11 ngày, ông bị chết do nhiễm trùng thận và bị vỡ bàng quang.

Nikola Tesla – luôn xem số 3 là số linh thiêng

Ngạc nhiên trước những thói quen lập dị của các thiên tài khoa học trên thế giới

Nikola Tesla là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư điện và kỹ sư cơ khí người Mỹ gốc Serbia. Nikola Tesla làm việc cho Thomas Edison, và có nhiều bước đột phá quan trọng trong đài phát thanh, người máy và điện học. Tesla luôn xem số 3 là một con số linh thiêng, ông đi bộ xung quanh một tòa nhà 3 lần trước khi bước vào, rửa tay 3 lần liên tiếp vì sợ vi khuẩn. Trước khi ăn, ông dùng tới 18 khăn sạch để lau bóng dụng cụ ăn, không bao giờ sử dụng một chiếc khăn 2 lần và luôn đeo găng tay khi dùng bữa. Ngoài ra, Tesla còn bị mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), ông không chạm vào bất cứ thứ gì hơi bẩn, tóc, bông tai ngọc trai, những vật thậm chí là các loại quả tròn tròn.

Pythagoras – nhà khoa học không thích ăn đậu

Ngạc nhiên trước những thói quen lập dị của các thiên tài khoa học trên thế giới

Được mệnh danh “cha đẻ của ăn chay”, nhà toán học Hy Lạp Pythagoras hoàn toàn không ăn thịt mà chỉ ăn rau. Tuy nhiên, thiên tài này lại không có tình yêuvới các loài cây họ đậu. Ông từ chối ăn những thứ liên quan đậu, thậm chí cấm các học trò của ông ăn hoặc động vào chúng. Không ai biết rằng liệu những ác cảm này có xuất phát từ lý do sức khỏe hay niềm tin tôn giáo nào của Pythagoras không, nhưng chính ác cảm này đã gây ra cái chết của nhà toán học thiên tài. Theo các tài liệu, những kẻ tấn công phục kích Pythagoras nhưng ông thà chết chứ không chạy qua một cánh đồng trồng đậu.

Thomas Edison – người có cách lựa chọn cộng sự rất kì quặc

Ngạc nhiên trước những thói quen lập dị của các thiên tài khoa học trên thế giới

Để trở thành cộng sự nghiên cứu của nhà bác học Thomas Edison, ứng viên phải vượt qua quá trình phỏng vấn khó khăn, bao gồm ăn bát súp trước sự giám sát của Edison. Nếu ai đó thêm muối vào món súp trước khi nếm thử, ngay lập tức, họ bị loại. Thử thách này nhằm loại bỏ những người thường khởi đầu với quá nhiều giả định. Edison cũng có thói quen chia giấc ngủ thành nhiều giai đoạn trong ngày với giấc ngủ ngắn. Mục đích của việc này nhằm tăng năng suất làm việc. Tuy nhiên, các thí nghiệm chứng minh rằng cách ngủ này không đem lại kết quả như mong muốn.

Charles Dickens – nhà văn chải tóc hàng trăm lần mỗi ngày

Ngạc nhiên trước những thói quen lập dị của các thiên tài khoa học trên thế giới

Charles Dickens là nhà cải cách xã hội và đồng thời nhà văn nổng tiếng người Anh. Một nhân viên của ông kể rằng, Dickens luôn mang theo lược và chải tóc hàng trăm lần mỗi ngày. Ông cũng luôn yêu cầu sắp xếp các tác phẩm của mình theo một thứ tự nhất định. Charles Dickens còn có thói quen đi lại trong lúc sáng tác và giao việc ghi chép lời cho một trợ lý. Đôi khi, trợ lý phải viết đi viết lại câu văn, đổi thứ tự từ ngữ nhiều lần trước khi có được câu hoàn chỉnh.

Sigmund Freud – bác sĩ kết bạn với “nàng tiên nâu”

Ngạc nhiên trước những thói quen lập dị của các thiên tài khoa học trên thế giới

Bác sĩ tâm lý và thần kinh người Áo – Sigmund Freud đã mang đến những hiểu biết sâu sắc về tiềm thức con người. Thông qua đó, ông cũng giúp các nhà tâm lý học có được cách thức tiếp cận bệnh nhân một cách dễ dàng hơn. Nhưng ít ai biết rằng, tật xấu của vị bác sĩ nổi tiếng này chính là kết bạn với “nàng tiên nâu” Ông bắt đầu nghiện các chất kích thích này từ rất sớm và hút liên tục. Freud đã cố cai nghiện nhưng lại sớm rơi vào tình trạng trầm cảm. Ông đã từng chia sẻ: “Ngay sau khi bỏ thuốc, tim tôi thậm chí còn tệ hơn hồi dùng, tâm trạng thì không lúc nào được yên vì những hình ảnh chết chóc, tiễn biệt cứ lặp đi lặp lại”. Cuối cùng, Freud lại phải trở về với “nàng tiên nâu” và đã từng hút một liều lượng lớn. Ông thậm chí phải trải qua 33 cuộc phẫu thuật miệng và hàm để loại bỏ tế bào ung thư nhưng vẫn dành những lời ca ngợi tốt đẹp cho thứ “vật chất kỳ diệu” này.

 Phương pháp điều trị ung thư mới với kết quả vô cùng kinh ngạc: 90% tế bào gây bệnh đã bị tiêu diệt hoàn toàn

Ngoài các nhà khoa học thiên tài có sở thích quái dị như trên thì Mark Zuckerberg cũng là một trong những thiên tài trẻ tuổi có thói quen rất khác lạ. Nếu theo dõi ông chủ Facebook, bạn sẽ thấy một trong những người giàu nhất thế giới này thường xuyên mặc áo phông màu xám. Lý do là Mark có thói quen đơn giản hóa cuộc sống bằng việc tiết kiệm thời gian dành cho những việc nhỏ nhặt như phải lựa chọn mặc gì hằng ngày.

Theo Guu