Bài học nào có thể áp dụng cho người trẻ bắt đầu khởi nghiệp từ con đường của Hinrich thưa ông?

Kỹ năng bán hàng rất quan trọng, để hiểu nguồn tiền đến từ đâu, sáng tạo và đột biến theo bất cứ cách nào mình nghĩ ra, và phải lắng nghe, hiểu người tiêu dùng của mình… Việc khởi nghiệp từ tạp chí quảng cáo khi internet chưa xuất hiện trên thế giới, là nơi có trang web đầu tiên “By to By”, đó là sự sáng tạo đột biến. Khi intenet ra đời người ta nghĩ cái gì cũng phải đưa lên mạng hết. Thì ông lại làm ngược lại, ông hiểu người mua cần gì, đó là được gặp gỡ trực tiếp người bán, từ đó ông đưa ra hội chợ, để đa dạng hoá dịch vụ, tìm kiếm người bán qua ba kênh thông qua tạp chí, cổng điện tử và hội chợ, tạo nên sự liên kết mạnh mẽ hơn giữa người mua và người bán.

[142766]mr_ngoai_quoc

Rất nhiều DN nghĩ thực tập là gánh nặng cho DN, nhiều DN còn đòi nhà trường phải trả tiền cho DN. Họ không hiểu rằng quá trình cho sinh viên tham gia một dự án nào đó của công ty sẽ giúp hai bên hiểu nhau hơn, có cơ hội thuê lại sinh viên này.

Nhìn về tổng thể rộng hơn, quỹ Hinrich muốn hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) tại châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam… để tạo thêm công việc cho các quốc gia đó, những công việc cần đến kỹ năng, chuyển dịch trên chuỗi giá trị cao hơn liên quan đến công nghệ cao. Tiến trình tạo ra chuỗi giá trị này đang chuyển dịch về Việt Nam, di chuyển từ kỹ thuật thấp tới cao. Tầm nhìn của Hinrich khi hỗ trợ cho nhà xuất khẩu là hướng tới nền thương mại công bằng hơn, minh bạch hơn, nhằm nâng cao chất lượng sống cho con người, giáo dục con cái tốt hơn, quãng tuổi thọ dài hơn…

Nếu biết nhận thì phải biết cho, luôn nghĩ mọi cách để giúp đỡ người khác. Khi lập ra quỹ, ông muốn giúp đỡ cộng đồng thông qua sự đóng góp của bản thân. Việc cho đi không liên quan đến việc đầu tư nguồn tiền lớn, cho về thời gian, giúp đỡ cộng đồng cũng là một cách cho. Đừng chần chừ, đừng chờ đợi, hãy bước ra xã hội và giúp người khác theo bất cứ cách nào mình có thể làm được.

Phải chăng Việt Nam đang thiếu sự kết nối với các nhà xuất khẩu, thương mại, nên sản phẩm của nông dân cứ bị dội hàng liên tục trong thời gian gần đây?

Trên thực tế, ngành nông nghiệp chúng tôi chưa đụng chạm nhiều, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, xuất khẩu tiêu tốn rất nhiều công sức. Giá trị hạt gạo chỉ tốn 1 USD, nhưng khi đến tay người tiêu dùng giá 8 USD, quá trình từ 1 – 8 USD đó bao gồm rất nhiều chi phí khác. Chính vì thế cần xây dựng những đại lý và nhà thương mại. Để nông dân được đối xử công bằng, cần minh bạch hoá từ sản xuất đến tiêu thụ. Nông dân phải biết mức giá trên thị trường để không bị ép giá.

Hinrich đã vượt qua khó khăn bản thân như thế nào để nối kết những thách thức trong kinh doanh với điều hành quỹ phi lợi nhuận, chứ không phải là ném một cục tiền, thế là xong?

Tạo ra công ăn việc làm trong thương mại xuất khẩu là đam mê trọn đời của Hinrich, đó cũng là sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt động phi lợi nhuận và có lợi nhuận, liên quan đến sự hỗ trợ cho cả ngành chứ không chỉ tạo công ăn việc làm cho mỗi con người… Ông điều hành quỹ tương tự như cách ông điều hành một công ty lợi nhuận. Luôn có kế hoạch rõ ràng, đưa ra những ngân sách cụ thể và kiểm tra việc sử dụng ngân sách như thế nào.

Ông rất quan tâm đến sinh viên, không chỉ trao học bổng mà còn muốn gặp gỡ trực tiếp các học viên này. Ông dặn dò tôi rất kỹ phải sắp xếp thế nào để luôn luôn được tham dự, nói chuyện với học viên được trao học bổng, dù quy trình làm việc của ông vô cùng bận rộn.

Ông nghĩ gì về mối quan hệ giữa DN và các trường đại học hiện nay? Trách nhiệm của DN ở đâu trong việc đào tạo con người cho xã hội?

Rất nhiều DN nghĩ thực tập là gánh nặng cho DN, nhiều DN còn đòi nhà trường phải trả tiền cho DN. Họ không hiểu rằng quá trình cho sinh viên tham gia một dự án nào đó của công ty sẽ giúp hai bên hiểu nhau hơn, có cơ hội thuê lại sinh viên này, đó là cách mà chúng tôi hướng tới để kết hợp chặt chẽ hơn giữa nhà trường và DN.

Thiết lập mối quan hệ với DN đòi hỏi rất nhiều công sức. Khi tôi nói chuyện với DN về mục đích của quỹ, suy nghĩ đầu tiên của DN coi đây là trách nhiệm cộng đồng, và đẩy tôi đến phòng ban trách nhiệm cộng đồng, không muốn thảo luận thêm. Đến phòng ban này họ cho biết trách nhiệm cộng đồng chỉ là xây dựng trường học, hỗ trợ cho học sinh nghèo, không có hoạt động gì để phát triển nguồn nhân tài. Sau đó họ lại đẩy tôi sang bộ phận nguồn nhân lực. Ở đây họ chỉ cần có người ngay để lấp vào chỗ trống chứ không đợi được đến một, hai năm đầu tư con người. Để thuyết phục họ một khoản tiền đầu tư phát triển cho chính nguồn nhân lực của mình là điều rất khó. Chính vì vậy chúng tôi phải tìm đến các DN đa quốc gia có quy mô lớn có tầm nhìn lâu dài về phát triển nguồn nhân lực, thứ hai là những DN vừa và nhỏ do DN lập ra có tinh thần DN cần nguồn nhân lực ổn định, vững chắc và giỏi.

Các trường đại học rất coi trọng mô hình của quỹ: học, làm việc giữa khoảng thời gian học tập đó, rồi lại học… Mô hình tốn rất nhiều công sức, nhưng đem lại lợi ích cho sinh viên, với kinh nghiệm thực tập họ sẽ nhận ra niềm đam mê của mình, điều gì họ còn thiếu sót để khi quay về trường sẽ biết chọn môn học nào bổ sung, làm việc tốt hơn.

Bài học nào quý nhất với riêng ông, một người gần gũi với tỉ phú Hinrich suốt 25 năm nay?

Niềm đam mê ông có được hôm nay là nhờ sự hào phóng của một người ông không hề hay biết, ông cũng muốn làm điều này cho các sinh viên trẻ.

Bài học ý nghĩa nhất với cá nhân tôi trong suốt 25 năm làm việc với Hinrich là luôn phải khiêm tốn. Là tỉ phú nhưng ít người biết về ông, sự khiêm tốn giúp ông nối kết với nhiều người thấp hơn mình, để giúp đỡ được nhiều người hơn và thành công hơn. Khi Hinrich tới TP.HCM, ông ở một khách sạn rất cao cấp, nhưng lại rủ tôi đến một quán bình dân ăn phở, thưởng thức món ăn mang đậm phong cách Việt Nam và được tiếp xúc với những người rất bình dân… Tôi rất xúc động về sự khiêm tốn của ngài. Với ông, không có gì dễ dàng, nhưng tất cả đều rất thú vị.

 

Theo Kim Yến (thực hiện) – Hoàng Tường (họa chân dung)/ Thế Giới Tiếp Thị