Nhưng bạn muốn lắm.Nhưng không thể ăn được! Bạn biết mình phải làm gì, nhưng bạn không biết chắc liệu bản thân có xử lý được cảm giác này không nếu như toàn thân không vụn vỡ hoặc phải đầu hàng.
Chào mừng bạn đến với thế giới của cơn thèm. Có thể là bạn thèm thuốc lá, thèm một ly rượu, hoặc một ly cà phê sữa.Hoặc chỉ là khi bạn nhìn thấy hàng siêu giảm giá cơ-hội-cuối-cùng, một tấm vé số, hoặc một chiếc bánh nướng trong ô cửa sổ hàng bánh ngọt. Trong giây phút đó, bạn đối mặt với một lựa chọn: chiều theo cơn thèm, hoặc thấy nội lực đang kiểm soát bản thân. Đây là lúc bạn cần phải nói “Tôi sẽ không” khi mọi tế bào trong cơ thể bạn đang nói “Tôi muốn.”
Bạn biết thời điểm bạn phải đối mặt với thách thức ý chí ngoài đời thực, vì lúc đó, cơ thể bạn cảm nhận được nó. Đó không phải là cuộc tranh luận trừu tượng giữa cái đúng và cái sai. Nó giống như một cuộc chiến diễn ra bên trong bạn – cuộc chiến giữa hai cái tôi của bạn, hoặc giữa hai con người hoàn toàn khác nhau. Đôi lúc cơn thèm thắng thế. Đôi lúc con người hiểu biết hơn, hoặc muốn hơn, sẽ chiến thắng. 
Lý do khiến bạn thắng hoặc thua trước những thách thức ý chí này có vẻ giống như một bí mật. Mới hôm trước bạn cưỡng lại được, nhưng hôm sau bạn chịu thua. Có thể bạn tự hỏi, “Mình nghĩ gì vậy nhỉ!” Nhưng câu hỏi hay hơn có thể là, “Cơ thể mình đang làm gì vậy?” Khoa học phát hiện ra rằng tự chủ không chỉ liên quan đến tâm lý, mà còn liên quan đến sinh lý học. Đó là trạng thái tạm thời của tâm trí và cơ thể, mang đến cho bạn sức mạnh và sự bình tĩnh để không nghe theo sự thôi thúc. Hiện các nhà nghiên cứu đang dần hiểu rõ hiện trạng của trạng thái đó, và nguyên nhân khiến thế giới hiện đại cản trở nó. Tin tốt lành là bạn có thể học cách biến sinh lý học sang trạng thái đó khi bạn cần ý chí nhất. Bạn cũng có thể luyện cho cơ thể luôn ở trong trạng thái này, để khi cám dỗ ập đến, phản ứng bản năng của bạn chính là sự tự chủ. 
Sau nhiều năm quan sát mọi người phải vất vả đấu tranh để thay đổi suy nghĩ, cảm xúc, dáng dấp và thói quen, tác giả nhận thấy rất nhiều người đặt niềm tin vào ý chí đã ngầm phá hoại sự thành công của chính bản thân họ và tạo ra những mối căng thẳng không cần thiết. Mặc dù các nghiên cứu khoa học cho thấy tin vào ý chí có thể giúp ích cho họ, nhưng rõ ràng đông đảo công chúng chưa hiểu rõ điều này. Họ tiếp tục trông cậy vào những chiến lược không-hiệu-quả để có được sự tự chủ.Rất nhiều lần tôi thấy rằng các chiến lược mà mọi người áp dụng không chỉ vô hiệu mà còn gây phản tác dụng, dẫn đến sự ngầm hủy hoại và mất kiểm soát. 
Đó là lí do khiến tác giả xây dựng khóa học “Khoa học Ý chí” dành cho toàn bộ công chúng thông qua chương trình Khóa học Nâng cao của Trường Đại học Standford. Cuốn sách “Ồ, đó chính là thứ tôi cần.” là sự kết hợp của những phát hiện khoa học tốt nhất và các bài học thực tế từ khóa học, vận dụng các nghiên cứu mới nhất và vốn hiểu biết thu nhận được từ hàng trăm học viên tham gia khóa học. 
 
Hà Nga/ Nguồn: Thaihabooks