Ngày Tết, ai cũng muốn lưu lại những tấm ảnh đẹp nhất cho gia đình, bạn bè. Và chiếc điện thoại chính là phương tiện phổ biến, thông dụng nhất. Nhưng chụp như thế nào, bằng điện thoại để có những tấm hình đẹp nhất?

Trước hết, tính năng chụp ảnh hiệu quả của điện thoại đó là Nhanh – Gọn. Chưa kể, điện thoại giờ trở thành vật không thể thiếu với bất cứ ai, từ nhà ra phố, từ nông thôn đến thành thị. Máy ảnh trong điện thoại đã được thu nhỏ, tự động hóa và ngày càng hoàn thiện, nên trẻ con, bà lão… cũng chụp được. Vấn đề còn lại là làm sao sử dụng hiệu quả nhất để có ảnh tốt nhất, rõ sáng, không nhòe.

1. Thao tác chụp ảnh bằng điện thoại: Giữ máy cố định trong lúc chụp. Nếu máy rung, hoặc bấm máy mạnh… ảnh sẽ bị nhòe, chao mờ.

• Khi bấm máy (tay trái hoặc ngược lại), đứng vững trên 2 chân rộng, nín thở, bấm giữ máy.

• Cầm chắc tay, không che ống kính, nếu có tiền cảnh không lớn quá hay che hết khung hình.

• Sử dụng nút (bấm) tăng, giảm sẽ đỡ rung máy hơn.

• Ảnh sẽ bị mờ, nhòe khi bấm máy rung, hay bấm quá mạnh.

2. Chọn ánh sáng Hậu cảnh (hình ảnh sau chủ đề, người được chụp) không quá sáng hay quá sẫm, tối.

Không chĩa máy vào mặt trời, ảnh sẽ bị lóe sáng, mặt người bị đen.

• Nếu hậu cảnh quá sáng: chủ đề, mặt sẽ bị đen.

• Nếu hậu cảnh quá tối (bức tường màu đen, mảng nước, trời sẫm…): chủ đề sẽ bị dư sáng, quá sáng.

Mặt nước biển quá xẫm làm chủ đề quá sáng.

3. Không chụp chân dung quá gần, hình ảnh sẽ bị méo, cong.

• Hầu hết ống kính máy ảnh trong điện thoại đều là ống kính góc rộng, thuận lợi với chụp phong cảnh, nhiều người… không phù hợp trong ảnh chân dung, do đó khi cố đưa máy lại gần để chụp mặt người sẽ bị “phô”, méo mó.

• Muốn chụp chân dung: Chụp gần vừa phải rồi cắt lại theo ý muốn.

Theo luật viễn cận “GẦN LỚN, XA NHỎ”, hình ảnh sẽ bị méo khi để máy quá gần.

4.  Không nên để máy trên cao chụp xuống: Khi chụp người, máy phải luôn ngang tầm, thẳng góc với người được chụp. Nếu chụp từ cao xuống, người sẽ bị lùn, ngắn lại. Ngược lại chụp từ dưới lên người sẽ cao vút (thường thì chụp cho cao hơn, nhất là với những người không được cao).

Photo: Duy Anh

5. Lấy điểm nét ở đâu: Hầu hết đều lấy điểm nét ở trung tâm.

Hầu hết điện thoại thông thường đều bắt nét ở giữa ảnh, ta nên chọn một người để lấy nét.

6. Chụp ảnh bóng đen với điện thoại

Photo: Duy Anh

• Với tính năng tự động chọn độ sáng, ta có thể ứng dụng chụp ảnh nghệ thuật “Bóng Đen”. Cho chủ đề đứng trước một hậu cảnh là nền trời sáng, mặt hồ, sông, hay đơn giản chỉ là một mảng tường trắng, ô cửa sổ sáng… chủ đề sẽ biến thành đen. Hoặc cho chủ đề đứng trong tối chụp ra ngoài sáng hơn.

• Chú ý: Chủ đề phải luôn thẳng góc với máy chụp.

CHÚ Ý

• Nếu chụp trong nhà, ánh sáng yếu, phơi sáng… nên dùng chân 3 càng.

• Không nên để ống kính có bụi, dơ, dấu tay sẽ ảnh hưởng chất lượng ảnh.

• Hiện nay có các ống kính dành cho điện thoại (rẻ tiền, giá 280.000 đ/ 3 ống): fish eye (mắt cá), wide (góc rộng) và macro (chụp cận ảnh).

Các Ứng dụng hỗ trợ cho chụp ảnh trong điện thoại

• ISO từ 100 đến 800.

• ISO 100: chụp khi trời nắng, ánh sáng mạnh, biển, cát… chất lượng ảnh tốt.

• ISO 800 khi chụp trong nhà, ban đêm, tối… (có ảnh nhưng không đẹp do bị nhiễu).

Các ống kính chuyên dụng gắn thêm được với điện thoại: hỗ trợ điện thoại chụp ảnh rộng, rất rộng (fish eye), cận ảnh (macro) và tầm xa (tele).

Tele phải gắn với chân ba càng để chụp vì tiêu cự hẹp rất dễ rung máy cho ảnh nhòe.

Theo khoe24h