Là một quốc đảo nhỏ bé nằm tại Đông Bắc Papua New Guinea, Nauru là quốc gia có diện tích bé thứ ba thế giới sau Tòa thánh Vatican và Công quốc Monaco với diện tích vỏn vẹn 21 km2.

Mặc dù tổng dân số tại đây rơi vào khoảng 11.347 người thế nhưng Nauru vào những năm 80 thế kỷ trước trở thành quốc gia xếp hàng đầu thế giới về mức độ giàu có, tính theo thu nhập bình quân đầu người. Có thể nói, đây là một thành tựu vô cùng vĩ đại của một quốc đảo nhỏ bé giữa lòng Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, cuộc sống thoải mái, ổn định không kéo dài được bao lâu thì theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy Nauru là quốc gia có tỷ lệ người thừa cân và béo phì nhiều nhất thế giới. Khoảng 94,5% dân số Nauru bị thừa cân và 71,7% bị bệnh béo phì. Quốc gia này cũng là nước có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao nhất thế giới với hơn 40% dân số mắc bệnh.

Bí mật đảo Nauru từng giàu nhất thế giới, dùng USD làm giấy vệ sinh

Nauru trở thành quốc gia những người thừa cân trong chốc lát.

Từng lấy USD làm giấy vệ sinh…

Thời điểm trước khi giành độc lập, quốc đảo này chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá, trồng trọt. Bởi vì lao động vất vả và thực phẩm chủ yếu của họ là cá và rau củ quả, người dân bản địa tại Nauru có một thân hình vô cùng thon gọn.

Bí mật đảo Nauru từng giàu nhất thế giới, dùng USD làm giấy vệ sinh

Vốn dĩ, thổ dân Nauru không hề béo như hiện tại

Sau khi giành được độc lập năm 1968, Nauru thu hút được đầu tư nước ngoài bởi nguồn đá phosphate chất lượng cao hình thành từ phân chim biển lộ thiên, dễ khai thác, nhanh chóng trở nên giàu có. Từ một “cựu thuộc địa của Anh”, Nauru vươn lên trở thành quốc gia có GDP bình quân đầu người cao thứ 2 thế giới và là một trong những nước đang phát triển có mức sống tốt nhất toàn cầu.

Bí mật đảo Nauru từng giàu nhất thế giới, dùng USD làm giấy vệ sinh

Máy khai thác phosphate giữa các hòn đá ở khu vực này

Tuy nhiên, cũng bởi chính sự giàu có này, cư dân nơi đây từ bỏ lối sống lành mạnh, ngày càng lười biếng, rơi vào những tệ nạn như hút thuốc lá, rượu bia, sử dụng các loại thực phẩm kém bổ dưỡng.

Bí mật đảo Nauru từng giàu nhất thế giới, dùng USD làm giấy vệ sinh

Nauru được xem là “quốc gia béo nhất thế giới”.

Với lượng tiền đầu tư khủng từ nước ngoài, Nauru chi mạnh tay khi cho xây sân bay, thậm chí còn mua 7 chiếc máy bay để phục vụ giao thông, du lịch. Không dừng lại ở đó, quốc gia này còn mạnh dạn đầu tư vào các dự án xa xỉ khác mà không quan tâm đến lời, lỗ.

Một cựu tổng thống giấu tên của Nauru từng chia sẻ, “Chẳng có mấy ai quan tâm đến việc đầu tư có sinh lời hay không. Tiền USD thậm chí còn được dùng làm giấy vệ sinh. Cuộc sống khi đó cứ như là bữa tiệc mọi ngày vậy”.

Tuy nhiên, bữa tiệc nào cũng đến lúc tàn, sau khi nguồn tài nguyên bị rút cạn, các nhà đầu tư rời đi để lại Nauru với tình trạng ô nhiễm môi trường vô cùng nặng nề. Từ chỗ hưởng thụ mỗi ngày, người dân nơi đây mất đi nguồn thu nhập chính, mảng đánh bắt cá và nông nghiệp cũng bị bỏ hoang khiến họ không biết bấu víu vào điều gì để sống.

Có lẽ, đây cũng là một hệ quả tất yếu, có thể dự đoán trước bởi việc khai thác tài nguyên dù nặng hay nhẹ cũng sẽ ít nhiều có những hệ lụy nhất định. Việc khai thác phosphate quá mức dẫn đến gần 80% diện tích hòn đảo không thể ở được bởi chúng bị bao phủ bởi các cột san hô cổ. Ngoài ra, 99% đất đai tại Nauru cũng bị ô nhiễm không thể trồng trọt.

Bí mật đảo Nauru từng giàu nhất thế giới, dùng USD làm giấy vệ sinh

Từ một nơi có tài nguyên dồi dào, Nauru nhanh chóng bị bao phủ bởi các cột san hô cổ

Nỗ lực cứu vãn bằng nhiều hình thức của chính phủ…

Tức giận với sự việc trên, Nauru đã kiện lên tòa án quốc tế yêu cầu các công ty nước ngoài bồi thường vì đã làm ô nhiễm tài nguyên. Kết quả Nauru thành công khi Australia đồng ý trả 2,6 triệu USD/năm trong vòng 20 năm trong khi New Zealand và Anh trả một lần 12 triệu USD. Tuy nhiên, so với thiệt hại, số tiền này không hề hấn gì.

Không dừng lại ở đó, Nauru còn lên kế hoạch kiếm tiền thông qua hình thức gái mại dâm và buôn bán cà phê. Theo một quan chức chính phủ Nauru cho biết, đã có một số cuộc thảo luận về việc cho phép dùng mã số điện thoại dành riêng cho đường dây chuyên về nhu cầu tình dục. Vào năm 2000, Nauru thực hiện nghiên cứu đề xuất việc cắt tấm đá từ đỉnh núi đá vôi trên đảo để chế tạo ra chiếc bàn cà phê. Sau đó có thể bán chúng ở các nước phương Tây.

Từ một đất nước giàu có, Nauru trở thành quốc đảo nghèo khổ với GDP chỉ vào khoảng 102 triệu USD, thấp nhất thứ 2 thế giới sau Tuvalu. Khoảng 90% người dân Nauru rơi vào thất nghiệp.

Bí mật đảo Nauru từng giàu nhất thế giới, dùng USD làm giấy vệ sinh

Thảm cảnh ở đất nước đã từng vốn dĩ rất sung túc

Rửa tiền để sinh tồn…

Để sinh tồn, Nauru không còn cách nào khác ngoài việc trở thành trung tâm rửa tiền tại Nam Thái Bình Dương. Bởi vì đây là thiên đường miễn thuế nên chỉ cần một số tiền thấp, bạn có thể gửi, giữ hoặc rút hàng tỷ USD qua mã số bảo mật tuyệt đối. Luật ngân hàng lỏng lẻo tại đây cho phép nó trở thành nơi rửa tiền lớn nhất của Mafia quốc tế. Không chỉ vậy, quốc gia này còn lập thêm nhiều “ngân hàng ảo” nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho vấn nạn rửa tiền.

Những năm 90, Nauru trở thành thiên đường thuế và kiếm tiền bằng cách cấp hộ chiếu cho người nước ngoài tới đất nước này sinh sống, trở thành trung tâm tị nạn cho Australia. Đến năm 2008, quốc đảo Nauru không chỉ là trung tâm rửa tiền tại Nam Thái Bình Dương mà còn là nơi tập trung người tị nạn.

Bí mật đảo Nauru từng giàu nhất thế giới, dùng USD làm giấy vệ sinh

Vì sinh tồn, Nauru chấp nhận những tệ nạn bao gồm rửa tiền

Cho tới thời điểm hiện nay, Nauru vẫn là quốc gia giữ vị trí quán quân “những người béo” và chưa có đất nước nào vượt mặt. Bởi lý do đã quen tiêu xài phung phí, ăn uống hưởng thụ, cư dân ở đây sống dựa dẫm và ỷ lại như một thói quen. Thay vì tìm cách thay đổi số phận, phát triển kinh tế, họ chấp nhận phó mặc cuộc đời mình vào lượng tiền viện trợ quốc tế, tìm những nguồn thực phẩm nhập khẩu rẻ tiền, chất lượng dinh dưỡng kém từ Australia hay New Zealand.

Với mong muốn giải quyết vấn đề này, chính phủ biến sân bay từng phục vụ nhu cầu giao thông và du lịch thành khu vực đi bộ cho người dân trong nước. Sau những năm tháng họ đã phải tiếp thu nguồn dinh dưỡng xấu từ những thực phẩm rẻ tiền ở Australia và New Zealand, giờ là lúc cần đứng dậy thay đổi từ những điều nhỏ nhất.

Bí mật đảo Nauru từng giàu nhất thế giới, dùng USD làm giấy vệ sinh

Nỗ lực cải thiện cân nặng và sức khỏe mặc dù lẽ ra họ phải nhận ra điều này sớm hơn

Sự phát triển đột ngột của quốc đảo Nauru dẫn đến suy thoái nghiêm trọng chính là “bài học nhớ đời” không chỉ cho bản thân họ mà còn là bài học cho những quốc gia khác. Việc khai thác tài nguyên môi trường quá mức để phục vụ nhu cầu kinh tế khiến họ phải trả giá đắt mà không biết bao giờ mới có thể phục hồi lại được. Nếu từ đầu họ biết trân trọng tài nguyên và sử dụng một cách hợp lý hơn, có lẽ đã không phải gặp kết quả tồi tệ thế này. 

Bạn nghĩ sao về quốc đảo Nauru, nơi đã từng cán mốc GDP cao thứ hai thế giới và trong chớp mắt đã trở thành quốc đảo nghèo nhất, cùng chia sẻ với chúng tôi nhé!

Ảnh: The Independent

14 ĐIỀU THÚ VỊ Ở NƠI HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI BHUTAN: NHÀ KHÔNG CÓ KHOÁ

Bhutan là một quốc gia nhỏ ở Nam Á, nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Mặc dù không có diện tích lớn, thế nhưng nơi này được biết đến nổi tiếng là “nơi hạnh phúc nhất thế giới”. Cuộc sống ở Bhutan có thể nói không xa hoa nhưng người dân ở đây lúc nào cũng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc về mặt tinh thần.

Mặc dù cô lập với thế giới bên ngoài bởi địa hình chủ yếu là núi cao, tuy nhiên, quốc gia vẫn thu hút được sự chú ý bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, không khí trong lành, thoáng đãng, là điểm đến mơ ước cho nhiều người muốn một lần được trải nghiệm ngày hạnh phúc tại nơi này. Bhutan là minh chứng cho một đất nước không cần kinh tế vẫn có thể sống tốt, khác với rất nhiều quốc gia vẫn đang đắm chìm và loay hoay trong việc phấn đấu trở thành đất nước giàu nhất.

 

Theo Bestie