So với sinh nở hay chăm sóc con thì việc dạy dỗ con cái vẫn là khó nhất. Bởi nên áp dụng cách dạy con như thế nào để giúp chúng phát huy những đức tính tốt đẹp và các khả năng của mình là điều không dễ.

Các bậc phụ huynh thường tự cho rằng mình đã có phương pháp dạy dỗ con đúng đắn, thế nhưng theo các chuyên gia tâm lý thì bố mẹ thường không thể kiểm soát cảm xúc của mình khi con mắc lỗi, họ dễ bộc phát những hành vi tiêu cực có thể gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của con. Để tránh trường hợp đó thì bố mẹ cần cân nhắc đến những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia dưới đây.

Đừng vội đưa ra hình phạt khi con không cố ý phạm lỗi

5 điều khắc cốt ghi tâm mọi bố mẹ cần biết để nuôi dạy con đúng đắn

Ảnh: cafef

Trẻ nhỏ vốn có suy nghĩ rất non nớt và chưa ý thức được những điều chúng làm liệu có đúng hay sai, vậy nên việc một đứa trẻ thường xuyên mắc lỗi là chuyện thường gặp. Tuy nhiên nếu trong mọi trường hợp bố mẹ đều tỏ ra gay gắt đối với lỗi sai của con bất kể chúng có cố ý hay không, thì điều này dễ tạo tâm lý tiêu cực trong suy nghĩ của trẻ. Lâu dần sẽ làm trẻ chỉ biết nghe lời và làm mọi việc theo yêu cầu mà không dám đưa ý kiến hay phản ứng.

Vậy nên trước khi quyết định đưa ra hình phạt cho lỗi sai của con thì bố mẹ cần tinh ý tìm hiểu xem con có cố ý hay không. Điều này giúp con hiểu rằng bố mẹ luôn tôn trọng và sẵn sàng lắng nghe con, nhờ đó bé sẽ có sự tự tin, quyết đoán và giữ được lối suy nghĩ tích cực hơn về sau này.

Gợi ý và ra lệnh là hai việc khác nhau và có sự tác động khác nhau đến con

5 điều khắc cốt ghi tâm mọi bố mẹ cần biết để nuôi dạy con đúng đắn

Ảnh: cafef

Bố mẹ thường cho rằng “không nên làm” và “không được làm” có ý nghĩa giống nhau. Thực tế thì “không nên làm” mang ý nghĩa gợi ý, khuyên ngăn, còn “không được làm” có nghĩa là ra lệnh, bắt buộc trẻ phải tuân theo mà không có sự lựa chọn nào khác.

Tùy vào từng tình huống và ngữ cảnh cụ thể để sử dụng câu nói mang tính chất nào. Đừng quá độc đoán hoặc quá dễ dãi bởi nếu bạn xử lý chưa tinh tế với mỗi hành động của trẻ, điều đó có thể làm chúng phát triển theo hướng xấu đi.

Không phạt con ở nơi công cộng

5 điều khắc cốt ghi tâm mọi bố mẹ cần biết để nuôi dạy con đúng đắn

Ảnh: cafef

Ngay cả chính bạn cũng không hề muốn bị bố mẹ tung hê lỗi sai của mình nơi công cộng hồi còn nhỏ phải không? Vậy thì cũng đừng để con phải chịu đựng cảm giác xấu hổ và vô cùng khó chịu đó. Điều này không những làm trẻ mất hết thể diện mà còn khiến chúng cảm thấy bị nhục mạ. Tuyệt đối tránh dùng lời lẽ kiểu như: “Tại sao con làm vậy, rồi người khác sẽ nghĩ như thế nào?” Bởi nó sẽ khiến tâm lý của con trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Nếu trẻ thường xuyên bị mắng nơi công cộng thì chúng có xu hướng bị phụ thuộc vào ý kiến của người khác và khó trở thành người quyết đoán trong tương lai. Ngược lại, bạn cũng không nên nói lời khen ngợi trẻ nơi đông người bởi sẽ làm trẻ trở nên kiêu căng, tự phụ. Tốt nhất là có chuyện gì thì phụ huynh hãy về nhà rồi hẵng từ tốn dạy dỗ, uốn nắn con.

Nếu đã dọa sẽ phạt là phải phạt

5 điều khắc cốt ghi tâm mọi bố mẹ cần biết để nuôi dạy con đúng đắn

Ảnh: cafef

Theo các chuyên gia tâm lý trẻ em, nếu chỉ đe dọa mà không thực hiện đúng theo lời đe dọa đó thì còn tệ hơn là không đe dọa. Bởi trẻ sẽ hình thành khả năng “không biết sợ” khi bố mẹ chúng chỉ giỏi nói suông mà chẳng bao giờ phạt nó lấy một lần như những lời đe dọa trước đó.

Và thế là chúng sẽ càng có cớ để làm sai thêm những lần tiếp theo, trong một số trường hợp bạn có thể bỏ qua việc phạt con nếu chúng không tái phạm sau khi bạn đã cảnh báo. Dù vậy thì vẫn cần giải thích rõ với con rằng lần này là ngoại lệ và sẽ không có lần tiếp theo.

Nếu không biết lỗi là của ai thì tốt nhất hãy phạt tất cả

5 điều khắc cốt ghi tâm mọi bố mẹ cần biết để nuôi dạy con đúng đắn

Ảnh: cafef

Trong trường hợp anh em chung nhà xảy ra cãi vã hoặc đánh nhau, mà bạn không xác định được ai là người khơi mào thì tốt nhất hãy phạt tất cả. Điều này giúp chúng không nảy sinh cảm giác ganh tị với nhau bởi trẻ con rất nhạy cảm, nếu chúng giữ suy nghĩ rằng người lớn cư xử bất công với mình sẽ khiến trẻ bị phạt ghét trẻ còn lại, đồng thời mất niềm tin vào bố mẹ. Trong khi đó trẻ không bị phạt sẽ trở nên không biết sợ, thích đổ lỗi và dễ trở thành người vô trách nhiệm trong tương lai.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần tế nhị khi đưa ra hình phạt, chẳng hạn như không lôi lỗi lầm trong quá khứ ra phạt chung với lỗi sai hiện tại. Các hình phạt phải rõ ràng và cân bằng, không phạt quá nhẹ hoặc quá nặng tay đồng thời sử dụng lời lẽ chuẩn mực để dạy dỗ con. Hy vọng với những gợi ý trên thì cha mẹ sẽ có thể làm tốt vai trò của mình đối với các bé cưng hơn nữa nhé.

Theo Bestie